Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,63%, về mức 2.960,97 điểm.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,31%, về mức 20.345,61 điểm.
Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,64%, tương đương 108,65 điểm và Australia ASX All Orinaries của Australia giảm 1,01%, tương đương 52,7 điểm.
Theo Bloomberg, nhóm sản xuất nguyên vật liệu dẫn đầu trong đợt giảm giá trên sàn châu Á khi chỉ số Bloomberg Commodity Index giảm mạnh trong ngày thứ 2 liên tiếp. Giá dầu thô đi xuống sau khi một số dữ liệu cho thấy sự gia tăng lớn hơn dự kiến trong kho dự trữ của Mỹ.
Quặng sắp tiếp tục giảm trong ngày thứ 3. USD tăng giá so với 16 đồng tiền chính trong khi đồng ringgit của Malaysia dẫn đầu nhóm giảm của thị trường mới nổi.
“Trong tuần này, các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhắc nhở thị trường rằng họ vẫn muốn tiến về phía trước với tỷ lệ tăng vọt”, Mark Lister, người chuyên nghiên cứu về tài sản tư nhân tại Craigs Investment Partners Ltd tại thủ đô Wellington (New Zealand), nói. Ông cho hay, đây là một trong những sự kiện khiến nhà đầu tư quay trở lại thị trường.
Giá dầu hôm nay có lúc xuống mức 39,24 USD một thùng. Ảnh: Reuters |
Hôm 24/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại, tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và các biện pháp có thể được áp dụng nếu cần thiết để đảm bảo mục tiêu của chính phủ.
Ngoài ra, Anh sẽ phát hành dữ liệu doanh số bán lẻ, Italy sẽ báo cáo số liệu các đơn đặt hàng công nghiệp và ngân hàng trung ương Đài Loan dự báo sẽ hạ lãi suất trong cuộc họp chính sách hàng quý. Hầu hết thị trường tài chính tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào ngày mai.
Cổ phiếu
Chỉ số MSCI Asia Pacific Index giảm 1,3% vào lúc 7h12 theo giờ London, mức thấp nhất kể từ hôm 16/3 bởi sự suy giảm của các cổ phiếu ngành năng lượng và nguyên vật liệu. Hong Kong và Thượng Hải là 2 khu vực mất điểm chuẩn nhiều nhất.
China Life Insurance Co., công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, giảm 3,8% tại Hong Kong sau khi báo cáo lợi nhuận giảm so với dự toán phân tích. PetroChina Co., nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất Trung Quốc, giảm 5,2% sau khi phát hành báo cáo lợi nhuận hàng năm đạt mức thấp nhất kể từ năm 1999. Mitsui&Co. giảm 7,5% tại sàn Tokyo sau khi công ty dự báo đợt thua lỗ đầu tiên kể từ khi đơn vị này thành lập dưới hình thức hiện đại vào năm 1947.
Chỉ số Standard & Poor 500 giảm 0,3% trong khi Euro Stoxx 50 Index giảm 0,7%.
Tiền tệ
Đồng yen của Nhật giảm 0,5%, mức cao nhất trong gần 2 tuần.
James Bullard, quan chức của FED tại thành phố St. Louis, cho biết, FED nên xem xét việc tăng lãi suất trong tháng 4, trước bối cảnh triển vọng kinh tế không thay đổi và dự đoán lạm phát cũng như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
John Williams, quan chức của FED tại thành phố San Francisco và Dennis Lockhart, quan chức của FED tại thành phố Atlanta, đưa ra nhận xét tương tự hồi đầu tuần này. 2 ông cho rằng chi phí đi vay có thể cần phải tăng lên ngay sau cuộc họp chính sách vào tháng tới.
Đồng ringgit giảm 1,1% và đô la Australia giảm 0,7% do áp lực của dầu thô.
Đồng nhân dân tệ giảm 0,2% trong giao dịch ngoại hối sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu hàng ngày. Pacific Investment Management Co. dự báo đồng tiền của Trung Quốc sẽ suy yếu 7% trong năm tới.
Giá dầu
Dầu thô giảm hơn 1%, xuống mức 39,24 USD một thùng. Tính từ hôm 23/3, loại nguyên liệu ngày giảm khoảng 4%, mức lớn nhất trong vòng 6 tuần sau khi một số dữ liệu của Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này tăng mạnh nhất kể từ tháng 12. Số lượng dự trữ trong tuần vừa qua tăng gấp 3 lần so với mức tăng dự kiến trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.