Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ với nhau cách làm nước chanh, sả, gừng để uống với mong muốn tăng sức đề kháng, giúp phòng dịch Covid-19.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Dung, Giám đốc phòng khám Y học cổ truyền Nhân Ái (TP.HCM), cho biết người dân sử dụng sai cách có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Chanh có chứa lượng vitamin C rất lớn. Tuy nhiên, vị chua từ chanh lại làm tăng axit trong dạ dày, ảnh hưởng người có bệnh lý dạ dày. Ngoài ra, uống nhiều nước chanh với lượng vitamin C lớn sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần, có thể làm cơ thể mệt mỏi.
Sả có thành phần chủ yếu là tinh dầu, có vị cay, tính ấm. Tinh dầu sả hỗ trợ khá tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nấu nước sả uống thay nước lọc trong thời gian dài, nhiều ngày liên tục sẽ tăng cảm giác nóng vùng dạ dày, ợ nóng. Hiện tượng này dẫn đến nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra, sả chứa nhiều tinh dầu, nếu uống nhiều gây ra nóng trong người, mắt đổ ghèn hoặc nổi mụn nhọt trên mặt.
Nhiều người truyền tai nhau uống nước chanh, sả, gừng để tăng sức đề kháng. Ảnh minh họa: Facebook. |
Trong Đông y, gừng gọi là sinh khương. Chúng có vị cay, tính ôn ấm. Tác dụng gừng là phát hàn, ôn trung, chữa nôn. Gừng hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm, người cơ địa hàn, bụng đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm sinh ho. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, gừng có vị cay, nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày và tiêu hóa, thậm chí gây táo bón, nóng rát hậu môn khi đại tiện.
Cách sử dụng nước chanh, sả, gừng:
Theo bác sĩ Thanh Dung, việc nấu nước chanh, sả, gừng uống liên tục, thay nước lọc là không nên. Chúng ta có thể đưa những thực phẩm này vào khi chế biến các món ăn, giúp kích thích ăn uống ngon miệng. Nếu sử dụng loại nước này, bạn chỉ nên uống xen kẽ trong tuần, liều lượng 2-3 ly/tuần.
Ngoài sử dụng loại nước này, người dân có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như cam, bưởi, ổi..., kèm theo rau, củ.
"Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, chúng ta nên cố gắng giữ bình tĩnh trước những thông tin chia sẻ tràn lan trên mạng. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ", bác sĩ Dung khuyến cáo.
Lưu ý khi phòng bệnh Covid-19:
- Bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, lây qua đường không khí, giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.
- Thời gian ủ bệnh là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày với triệu chứng hay gặp nhất là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ, Đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.
- Tuân thủ 5K là biện pháp quan trọng để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2.
Xem thêm tại đây: Tư vấn phòng bệnh Covid-19.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.