Sau 42 năm hòa bình, TP.HCM đang phát triển về hạ tầng giao thông, đô thị, là trung tâm kinh tế với vai trò đầu tàu, kéo nền kinh tế của cả nước đi lên.
TP.HCM là một siêu đô thị, đầu tàu phát triển kinh tế. Sau 42 năm hòa bình, TP.HCM luôn đóng vai trò dẫn dắt trong công cuộc đổi mới và phát triển của nền kinh tế cả nước.
TP.HCM hiện nay rộng 2.095 km², lớn hơn gấp 30 lần so với đô thành Sài Gòn trước năm 1975 (67,5 km²). Trong đó, tính riêng diện tích khu đô thị là 820 km², lớn gấp 33 lần so với trước năm 1975 (25 km²).
Nhiều công trình giao thông đã làm "đòn bẩy", thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân thành phố. Trong đó phải kể đến hầm đường bộ Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ, đại lộ Võ Văn Kiệt, đại lộ Phạm Văn Đồng, đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, metro Bến Thành - Suối Tiên, các cầu vượt thép..
Hiện TP có trên 140.000 doanh nghiệp, hơn 250.000 hộ kinh doanh cá thể; hơn 5.300 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, với tổng vốn 36,65 tỷ USD. Trên địa bàn TP đã hình thành hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại với 37 trung tâm mua sắm, 175 siêu thị, 240 chợ truyền thống và 723 cửa hàng tiện lợi.
Cùng với đó, nhiều khu đô thị mới, hiện đại, năng động bậc nhất Việt Nam như Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Tây Bắc Củ Chi... Các dịch vụ đô thị như điện, nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, xử lý nước thải được quan tâm đầu tư. Môi trường sản xuất được cải thiện.
Với vai trò là trung tâm kinh tế của cả nước, trong hơn 30 năm đổi mới, TP.HCM liên tục duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Nếu trong 10 năm đầu sau khi đất nước thống nhất (1976 - 1985), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì giai đoạn 1991 - 1995 tăng 12,6%; 1996 - 2000 tăng 10,1%; 2001 - 2005 tăng 11%; 2006 - 2010 tăng 11,4%.
Hiện hệ thống cầu cảng của TP đang được đầu tư nâng cấp. Ngoài các bến xe liên tỉnh hiện hữu như An Sương, Miền Tây, Ngã Tư Ga, Miền Đông, TP đang xây mới Bến xe miền Đông ở khu vực phía đông giáp với 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đón hơn 32 triệu lượt hành khách trong năm 2016 và dự kiến tăng lên 40 triệu khách trong năm 2017.
Thành phố có 3 khu chế xuất, 13 khu công nghiệp chiếm 3.748 ha, nằm rộng khắp trên địa bàn 9 quận, huyện. Sự hình thành các khu chế xuất và khu công nghiệp này không những thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình đô thị hóa những khu vực chung quanh.
Dân số thực tế của thành phố (kể cả số dân không có hộ khẩu nhưng sống và làm ăn, học tập thường xuyên ở TP) hiện nay lên trên 13 triệu người, gấp 4 lần năm 1975, khoảng 3 triệu người.
Sau 42 năm, Sài Gòn từ “Hòn ngọc Viễn Đông” đến một “Siêu đô thị” với nền tảng đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội đang ngày càng phát triển.
Sài Gòn có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, đặc biệt là kiến trúc kiểu Pháp rất đẹp mắt và có dấu ấn riêng, đang được bảo tồn và thu hút du khách tham quan.
Về đến Sài Gòn, cảm giác khá ngỡ ngàng. Y phục của người Sài Gòn khác xưa nhiều quá: Quần loe áo chẽn, áo dài hở hông, nhiều kiểu mini jupe, sơ mi nữ hở rốn, màu sắc đủ kiểu...
Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP.HCM, trong đó quy định huy động cho đầu tư phát triển.