Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sabeco trở lại đường đua

Doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận quý III cao thứ hai trong lịch sử dù doanh thu vẫn chưa phục hồi, thấp hơn cùng kỳ năm trước 17%.

Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tiếp tục chứng kiến doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ trong quý III. 3 tháng gần nhất, doanh thu thuần của Sabeco là 8.052 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước 17%.

Quý đầu tiên tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020

Nhờ kiểm soát tốt chi phí nguyên liệu, vận chuyển, lợi nhuận gộp của Sabeco trong quý III vẫn tăng 3% lên 2.472 tỷ đồng. Hiệu quả kinh doanh của Sabeco tăng trưởng rõ rệt khi tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn 6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng nhẹ 1% so với quý III/2019, đạt 1.470 tỷ đồng. Đây là quý đầu tiên từ đầu năm 2020, Sabeco ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. 6 tháng đầu năm chứng kiến lợi nhuận ròng sụt giảm tới 31% do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và hành vi tiêu thụ rượu, bia của khách hàng thay đổi sau Nghị định 100.

Không những tăng trưởng dương, con số 1.470 tỷ đồng còn là mức lợi nhuận trong một quý cao thứ hai trong lịch sử của Sabeco, sau quý II/2019 (1.530 tỷ đồng).

Lợi nhuận quý III của Sabeco hồi phục mạnh
Lợi nhuận hàng quý của Sabeco từ năm 2019
NhãnI/2019IIIIIIVI/2020IIIII
Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 129015301459109171712151470

Ban lãnh đạo công ty cho biết doanh số hồi phục do thị trường tiêu thụ bia bắt đầu tốt dần lên sau dịch Covid-19. Công ty cũng kiểm soát chặt chẽ hơn về chi phí giúp lợi nhuận cao hơn cùng kỳ.

Chia sẻ với Zing trong cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng giám đốc Sabeco Bennett Neo cho biết làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng cuối tháng 7 không ảnh hưởng quá lớn lên hoạt động kinh doanh của công ty.

Về đích sớm

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Sabeco đạt 20.096 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ 2019. Công ty tiếp tục cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp, giúp lãi gộp chỉ giảm 14%, thấp hơn so với mức giảm doanh thu.

Hoạt động của nhiều doanh nghiệp liên quan Sabeco trong lĩnh vực sản xuất bia, rượu, nước giải khát cũng bị ảnh hưởng lớn khiến phần lãi từ các công ty liên doanh, liên kết cũng giảm mạnh 31% từ 256 tỷ xuống 177 tỷ.

Khác với nhiều doanh nghiệp chọn cách cắt giảm chi phí tối đa khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp của Sabeco vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ. Khoản chi lớn nhất của Sabeco dành cho quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ với số tiền 1.165 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng gần 20%.

Theo CEO Sabeo, nếu cắt giảm chi phí bán hàng, marketing, doanh số sẽ còn thấp hơn. Do đó, công ty sẵn sàng chi tiền để giữ doanh thu ở mức cao nhất có thể. Công ty cũng ra mắt thêm 2 thương hiệu bia mới hướng vào các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau với mục tiêu gia tăng thị phần khi thị trường chung đang chững lại.

Sau cùng, lợi nhuận ròng 9 tháng của Sabeco đạt 3.403 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. So với mục tiêu lợi nhuận 3.250 tỷ đồng của năm nay, doanh nghiệp chiếm 40% thị phần bia trên cả nước về đích sớm sau 3/4 thời gian.

Kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng hàng năm của Sabeco

Nhãn9T 20179T 20189T 20199T 2020
Doanh thu thuần tỷ đồng 23698255432817020096
Lợi nhuận sau thuế
3718348242793403

Chi phí quảng cáo, khuyến mãi sẽ còn tăng

Đánh giá về triển vọng của Sabeco trong thời gian tới, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định doanh số tiêu thụ bia khó có khả năng phục hồi hoàn toàn trong ngắn hạn do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh triển vọng kinh tế vĩ mô chưa rõ ràng.

Lợi thế của Sabeco sẽ đến từ việc tỷ suất lợi nhuận gộp tiếp tục đà tăng nhờ chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển thuận lợi cùng với giá bán trung bình cao hơn so với cùng kỳ.

Hiện giá các nguyên liệu đầu vào chính như lúa mạch và nhôm duy trì ở mức thuận lợi. Thêm vào đó, Sabeco sở hữu lợi thế về quy mô và kỳ vọng dự án chuyển đổi số cùng các chương trình tiết kiệm chi phí khác sẽ sẽ tiếp tục cải thiện biên lợi nhuận.

Chi phí quảng cáo và khuyến mãi của Sabeco được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh theo quan điểm của VCSC trong bối cảnh thị trường bia cạnh tranh gay gắt. Nhóm phân tích dự báo xu hướng này sẽ kéo dài trong vài năm tới khi tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tiếp diễn.

Cuộc chiến giành thị trường 4,9 tỷ lít bia tại Việt Nam

Là quốc gia tiêu thụ bia lớn thứ 9 thế giới với tốc độ tăng trưởng vượt xa mặt bằng chung, Việt Nam là thị trường hấp dẫn với các đại gia quốc tế như ThaiBev, Heineken.

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm