Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rút kinh nghiệm bão Damrey, người Khánh Hòa tất bật ứng phó bão số 14

Hàng nghìn người dân Khánh Hòa đang tất bật chằng, chống, gia cố nhà cửa, trong khi đó công tác di dân đang khẩn trương tiến hành trước khi bão số 14 vào đất liền.

Làm gì trước khi bão đến? Bạn nên gia cố nhà cửa, xem lại dự trữ nước, lương thực để chuẩn bị bão đến.

Cơn bão số 12 lịch sử vừa đi qua gây thiệt hại nặng nề cho người dân tỉnh Khánh Hòa. Ngoài yếu tố thiên nhiên, việc người dân chủ quan trước cơn bão lịch sử cũng là một phần gây nên hậu quả.

Theo ghi nhận của Zing.vn, khác với lần trước, trước dự báo cơn bão số 14 sẽ vào đất liền trong đó có tỉnh Khánh Hòa, hàng nghìn người dân đã chủ động che chắn, gia cố nhà cửa để đề phòng bão đổ bộ.

Bao so 14 anh 1
Người dân đổ xô ra bãi biển đóng bao tải cát để về gia cố mái nhà. Ảnh: An Bình

Đang nhanh tay đóng cát vào bao tải để về dằn mái nhà, bà Nguyễn Thị Hường (phường Phước Tân, TP Nha Trang) bày tỏ bà vẫn chưa hết bất ngờ về cơn bão số 12.

“Không nghĩ cơn bão sẽ vào, sống mấy chục năm ở đây, có cơn bão nào vào đâu, nên nhà cửa không chằng chống, bão vào hốt hết dàn mái và làm hư hỏng sàn gỗ. Trưa này nghe nói bão số 14 vào, tôi huy động nhà cả đi hốt cát để dằn mái nhà vừa mới thay mới”, bà Hường nói.

Giống bà Hường, hàng nghìn người đã đổ xô ra bãi biển Nha Trang đóng bao cát về gia cố nhà. “Không chủ quan nữa, lần trước mất nguyên mái nhà, nay phải cẩn thận, chuẩn bị kỹ cho an tâm trước khi bão vào”, anh Hùng, nhà ở phường Vĩnh Phước bày tỏ.

Ngay khi dự báo bão số 14 đổ bộ, trưa 18/11 UBND tỉnh Khánh Hòa ra công điện khẩn để ứng phó với bão. Theo ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ngoài việc đôn đốc các cấp nhanh chóng vào cuộc để chống bão, thì công tác di dời dân ra khỏi vùng xung yếu, nhắc nhở người dân gia cố nhà cửa là iu tiên hàng đầu trong công tác chống bão lần này.

“Việc di dân phải hoàn thành trước 19h tối nay, nếu người dân khu nào không chịu di dời tôi yêu cầu các lực lượng liên quan cưỡng chế, đưa đến nơi an toàn mới thôi”, ông Vinh khẳng định.

Còn theo ông Lê Huy Toàn, Phó chủ tịch UBND TP Nha Trang, sau công điện khẩn của UBND tỉnh, các lực lượng của thành phố đang tích cực di dân, đảm bảo an toàn. “Ưu tiên những khu vực trũng, thấp, khu vực dễ xảy sạt lở sẽ được di dời trước. Thành phố đang huy động toàn bộ lực lượng, đến 19h tối nay phải di dời dân xong”, ông Toàn nói.

Trong khi đó, theo ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, ngay từ trưa 18/11, thị xã đã ngưng toàn bộ công việc không cần thiết để tập trung vào ứng phó với bão số 14.

Bao so 14 anh 2
Người dân Khánh Hòa đã không còn chủ quan trước cơn bão số 14. Ảnh: An Bình

“Những khu vực bị ảnh hưởng nặng sau cơn bão số 12 sẽ được thị xã di dời, đảm bảo an toàn trước. Cố gắng giúp những hộ đang sửa nhà hoàn thành torng hôn nay và trưa mai. Còn những hộ chưa sửa nhà sẽ di dời đến nơi an toàn tránh bão”, ông Minh thông tin.

Dự báo đường đi của bão số 14 ngày 18/11 Bão số 14 (tên quốc tế Kirogi) đang di chuyển nhanh về phía các tỉnh Nam Trung Bộ. Ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận mưa lớn.

Bão số 14 sức gió 90 km/h khi áp sát Nam Trung Bộ

Bão số 14 đang di chuyển nhanh về phía các tỉnh Nam Trung Bộ. Ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận mưa lớn.


Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với bão số 14 và mưa lũ

Chiều 18/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra công điện, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14 và mưa lũ.





An Bình

Bạn có thể quan tâm