Sáng mùng 4 Tết, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ mở màn mùa lễ hội đầu năm mới đã diễn ra với sự tham dự của hàng nghìn người. |
Từ 6h, các chú tùy (mặc áo đỏ, vàng) đưa quả pháo Nhất (dài 6 m) và pháo Nhì (dài 5,8 m) ra ngoài nhà truyền thống để chuẩn bị rước về đình làng. |
Ông Vũ Văn Bắc (quan đám đồ thứ nhất) là một trong bốn vị quan đám được dân làng lựa chọn năm nay. |
Tiêu chuẩn chọn quan đám là những người tròn 51 tuổi trong làng, có uy tín, gia đình phương trưởng, con cái thành đạt. |
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. |
Người dân trong làng và khách thập phương đứng hai bên đường chào đón đám rước đi qua. Nếu như trước đây, hai quả pháo khổng lồ được rước từ nhà một vị quan đám ra đình làng là loại thật thì nay nó chỉ còn mang tính chất tượng trưng.
|
Mỗi quả pháo cần đến 30 người đàn ông (dưới 50 tuổi) cùng nhau khiêng. Khi kiệu pháo được đưa ra khỏi nhà truyền thống, thanh niên đi cùng có nhiệm vụ cùng nhau hô to: "cho quan đám một tràng pháo tay".
|
Ở hai
đầu pháo có hình hoa văn trống đồng và ngôi sao vàng năm cánh. |
Trên đường rước pháo, đoàn thỉnh thoảng lại dừng lại và các thanh niên hò reo khiến không khí càng thêm náo nhiệt. |
Chàng trai Hotbly (quốc tịch Hà Lan) cũng có mặt tại đây. Anh đến Đồng Kỵ cùng bạn để tìm hiểu văn hóa lễ hội của người Việt Nam. |
Người dân trong làng và khách du lịch thập phương xếp hàng dài để chờ đoàn rước đi qua. |
Khi pháo về tới đình làng cũng là lúc bầu không khí tạm thời lắng xuống để 4 ông quan đám làm lễ. |
Lúc này những thanh niên tổ chức nghi lễ dô quan đám, cởi trần và reo hò cổ vũ .Những ai được tham gia vào đội ngũ này là một vinh dự. |
Phần vui nhộn nhất của lễ hội là nghi thức rước quan đám của 4 giáp thuộc Đồng Kỵ. |
Nhóm thanh niên rước 2 quả pháo vào trong gian đình rồi vội trở lại để nghinh các quan đám ra sân. |
Quan đám chít khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người, còn các thanh niên chen lấn, xô đẩy chạy vòng quanh. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng. |
Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Trước kia, nơi đây vốn có một hội thi làm pháo, đốt pháo từ thời xưa để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng) ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Đây là một trong những lễ hội sớm nhất khu vực phía bắc dịp đầu năm mới. Mỗi năm hội rước pháo thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham gia các hoạt động văn hóa.