Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rước pháo khổng lồ, tung hô quan đám tại hội Đồng Kỵ

Sau khi rước pháo khổng lồ dài 5,8 m và 6 m, đường kính hơn 1 m quanh làng, 4 ông quan đám đã diễn trò, múa tại sân đình. Họ được các thanh niên tung hô và giữ chắc ở trên cao.

Trai tráng rước hai quả pháo dài 6 m ngày đầu xuân Hai quả pháo khổng lồ, mỗi quả dài khoảng 6 m được thanh niên trai tráng rước quanh làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) sáng mùng 4 Tết, mở đầu cho chuỗi các lễ hội đầu năm.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 1
Sáng mùng 4 Tết, lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) mở màn mùa lễ hội đầu năm mới diễn ra thu hút sự tham dự của hàng nghìn người từ các địa phương lân cận đổ về.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 2
Như thường lệ, hai quả pháo khổng lồ được rước quanh làng. Đây là một trong hai tiết mục được du khách quan tâm nhất lễ hội.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 3
Từ 6h, các chú tùy (mặc áo đỏ, vàng) đưa quả pháo Nhất (dài 6 m) và pháo Nhì (dài 5,8 m) ra ngoài nhà truyền thống để rước về đình làng.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 4
Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Trai tráng vừa đi vừa hò rô tạo nên không khí vui nhộn. 
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 5
Hai quả pháo mô hình này mỗi quả dài 5,8 m và 6 m, đường kính hơn 1 m. Mỗi quả pháo cần đến 30 người đàn ông (dưới 50 tuổi) cùng nhau khiêng. Khi kiệu pháo được đưa ra khỏi nhà truyền thống, thanh niên đi cùng có nhiệm vụ cùng nhau hô to "cho quan đám một tràng pháo tay".
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 6
Ở hai đầu pháo có hình hoa văn trống đồng và ngôi sao vàng năm cánh. Phía trên được trang trí nhiều hoa văn nổi.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 7
Dọc đường rước pháo về đình làng, rất đông người dân đổ ra hai bên đón và xem hội. Hội rước pháo Đồng Kỵ nổi tiếng bởi tính đặc sắc đậm chất truyền thống Kinh Bắc và là lễ hội mở màn cho mùa lễ hội truyền thống ở miền Bắc vào dịp tháng Giêng hàng năm.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 8
Ngoài các bô lão trong vai trò chủ trì lễ hội, thanh niên trẻ khỏe làm nhiệm vụ rước pháo còn có các bà đám trong đoàn rước. Họ là những người phụ nữ tròn 51 tuổi, người sống trong làng Đồng Kỵ.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 9
Nếu như trước đây, hai quả pháo khổng lồ được rước từ nhà một vị quan đám ra đình làng là loại thật thì nhiều năm nay nó chỉ còn mang tính chất tượng trưng.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 10
Người dân trong làng và khách du lịch thập phương xếp hàng dài để chờ đoàn rước đi qua. Ai cũng hào hứng và phấn khởi khi được chứng kiến cảnh tượng này.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 11
Khoảng 11h, hai quả pháo được rước vào đình làng trong sự hò reo của nhiều người.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 12
Đây là lúc lễ hội sôi động nhất. Tất cả du khách và người dân đều tập trung về sân đình xem ban tổ chức làm lễ.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 13
 Khi pháo về tới đình làng cũng là lúc bầu không khí tạm thời lắng xuống để 4 ông quan đám làm lễ.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 14
Thỉnh thoảng những chú tùy hô hào để tạo không khí.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 15
Lúc này tại một khoảng sân yên tĩnh bên trong khuôn viên đình, các thanh niên lặng lẽ chuẩn bị cho nghi lễ rước quan đám. Đây là những chàng trai tuổi 18 trở lên, thuộc nhiều dòng họ khác nhau trong làng Đồng Kỵ. Họ sẽ đóng vai trò là các trai đinh kiệu đỡ 4 ông đám diễn múa ở phần cao trào của lễ hộị.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 16
Hơn 11h, đình làng Đồng Kỵ chật kín người dân đứng chờ đoàn rước về tới nơi làm lễ. Sau đó không lâu, trai tráng trong làng kiệu 4 ông đám ra sân đình múa và diễn trò.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 17
Quan đám chít khăn đóng giả gái mua vui cho mọi người, còn các thanh niên chen lấn, xô đẩy chạy vòng quanh. Vị quan đám nào được giữ đứng lâu nhất sẽ là người chiến thắng.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 18
Nhóm thanh niên rước 2 quả pháo vào trong gian đình và những người có nhiệm vụ kiệu quan đám rước 4 ông múa quanh đình.
Ruoc phao o lang Dong Ky anh 19
Do chen lấn xô đẩy, không ít không quan đám ngả nghiêng.

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn) nổi tiếng khắp cả nước bởi duy trì được nét truyền thống đặc sắc. Hội được tổ chức vào ngày mùng 4 Tết hàng năm. Xưa kia, nơi đây vốn có một hội thi làm pháo, đốt pháo từ thời xưa để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng) ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm