Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rừng phòng hộ Cà Mau trước nguy cơ bị xóa sổ

Hàng chục hecta rừng phòng hộ thuộc xã Tam Giang Đông (Cà Mau) đối mặt với nguy cơ dần xóa sổ do sạt lở và lâm tặc tấn công.

Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 1
Khu rừng phòng hộ tại tiểu khu 136, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) vừa bị lâm tặc tấn công. Theo người dân địa phương, họ phát giác rừng bị lâm tặc tấn công lần gần nhất vào khoảng nửa cuối tháng 11/2019.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 2
Tại đây, hàng trăm cây đước lớn nhỏ khoảng 15-20 năm tuổi vừa bị lâm tặc chặt đi. Đây là dấu vết của đợt phá rừng mới nhất được ghi nhận. 
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 3
Đầu tháng 12/2019, báo chí phản ảnh tình trạng cây rừng nơi đây bị kẻ xấu tấn công. Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra dấu hiệu rừng phòng hộ xung yếu ven Biển Đông tỉnh Cà Mau (khu vực do Ban Quản lý rừng phòng hộ Tam Giang 1 quản lý) làm rõ việc rừng có dấu hiệu bị xâm hại; đồng thời, chỉ đạo kiểm tra toàn bộ tuyến rừng phòng hộ ven biển phía đông và sớm có báo cáo gửi về UBND tỉnh.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 4
Một cụm rừng đước chưa đến 10 năm tuổi bị chặt trắng. Người dân thuê đất sống ven vạt rừng phòng hộ cho biết cụm rừng này bị nhóm lâm tặc chừng 10 người chặt phá vào ngày 18/11 vừa qua.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 5
Cận cảnh cây đước khoảng 15 năm tuổi bị chặt, lâm tặc chưa kịp mang đi.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 6
Ngành chức năng kiểm tra và đánh dấu khu vực rừng bị tấn công. Theo người dân, đước trồng ở khu vực này từ 15 đến 20 năm tuổi, có giá trị kinh tế khá cao. Những khu vực rừng nhiều tầng tuổi thì lâm tặc chọn cây tốt chặt đi.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 7
Một khóm cây đước hàng chục năm tuổi chỉ còn trơ lại phần gốc. Theo những người sống ven rừng phòng hộ, tình trạng chặt phá rừng nơi đây đã diễn ra trong nhiều năm. Hàng ngày, họ thấy lâm tặc ngang nhiên chặt rừng mang ra hướng biển, rồi dùng vỏ máy chở đi bán. Đêm đến, tiếng cưa máy rền vang khiến mọi người vô cùng chột dạ nhưng lại không dám can thiệp vì lâm tặc đông, số lượng có khi lên đến hàng chục người.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 8
Những cây đước gốc có đường kính khoảng 15-20 cm, cao 5-7 mét bị chặt hạ có giá trị kinh tế khá cao. Theo một số nguồn tin, những cây loại này được bán chủ yếu cho các chủ lò than trên địa bàn huyện Năm Căn và Đầm Dơi. Giá bán bình quân khoảng 1.500 đến 2.000 đồng/kg đước thô.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 9
Những cụm nhánh, lá đước chi chít trên nền đất rừng là dấu hiệu sót lại sau đợt tấn công vừa rồi của lâm tặc.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 10
Theo đại diện Chi cục kiểm lâm Cà Mau, tuy tình trạng phá rừng phòng hộ xung yếu ven biển trên địa bàn xã Tam Giang Đông không tạo thành “điểm nóng” nhưng diễn ra trong thời gian dài. Lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau đang thực hiện rà soát, kiểm tra lại toàn bộ đai rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn toàn tỉnh.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 11
Một vạt rừng phòng hộ bị xóa sổ hoàn toàn. Nơi này khoảng 5 năm trước là một cánh rừng đước xanh thẳm, độ dày khoảng 200 mét. Vạt rừng này mất đi một phần do triều cường gây sạt lở, một phần do lâm tặc tấn công. Rất dễ thấy những gốc đước trơ trọi mới có, cũ có. Đây là vết tích của những đợt phá rừng diễn ra trong nhiều năm.
Rung phong ho Ca Mau bi chat pha anh 12
Tỉnh Cà Mau có ba mặt giáp biển, tổng chiều dài bờ biển khoảng 254 km. Bao bọc quanh bờ biển là đai rừng phòng hộ, tổng diện tích khoảng 58.120 ha. Rừng phòng hộ ven biển có chức năng giữ đất, giảm tác động của sóng biển, góp phần giảm tác động bất lợi của thiên nhiên gây nên tình trạng xói lở, sạt lở đất ven biển. Năm 2015, khu vực rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 136 có diện tích hàng trăm hecta, nhưng đến nay con số này giảm khoảng 50%.

Vật lộn chống chọi với sạt lở ở Đất Mũi Cà Mau

Khu vực biển đông và ven sông ở Cà Mau hiện đặt trong tình trạng sạt lở báo động. Những năm qua, thực tế này gây muôn vàn khó khăn cho cuộc sống của người dân vùng đất này.


Phạm Ngôn

Bạn có thể quan tâm