Sau điểm này, rừng nhiệt đới sẽ ngừng sản xuất đủ mưa để tự duy trì và bắt đầu xuống cấp từ từ thành thảo nguyên khô hơn, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển, làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu và phá vỡ thời tiết trên khắp Nam Mỹ.
Cảnh báo được đưa ra trong báo cáo chính sách của Monica de Bolle, thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington D.C.
Theo Guardian, báo cáo đã gây ra tranh cãi giữa các nhà khoa học khí hậu. Một số người tin rằng điểm tới hạn vẫn còn từ 15 đến 20 năm, trong khi những người khác nói rằng cảnh báo phản ánh chính xác mối nguy hiểm mà ông Bolsonaro và sự nóng lên toàn cầu gây ra cho sự sống còn của Amazon.
Rừng nhiệt đới Amazon được dự báo sẽ xuống cấp thành một thảo nguyên khô hơn, giải phóng hàng tỷ tấn carbon vào khí quyển. Ảnh: AFP/Getty. |
"Nó giống như một kho hàng, nên giống như bất cứ kho hàng nào, bạn sẽ dùng hết, khiến nó cạn kiệt - rồi đột nhiên bạn không còn thêm chút nào nữa", Bolle nói.
Tổng thống Bolsonaro tuyên bố sẽ phát triển Amazon và chính phủ của ông có kế hoạch cho phép khai thác trên các khu bảo tồn bản địa được bảo vệ. Nông dân Amazon ủng hộ các chính sách của ông chống lại các cơ quan bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nạn phá rừng và hỏa hoạn ở Amazon đã tăng vọt kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1.
Bản báo cáo chính sách lưu ý rằng theo Viện Nghiên cứu Vũ trụ của Brazil, INPE, nạn phá rừng vào tháng 8 cao hơn 222% so với tháng 8 năm 2018.
Nếu duy trì tốc độ gia tăng được INPE báo cáo trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay thì Amazon "sẽ gần chạm điểm tới hạn nguy hiểm theo ước tính vào năm 2021... giới hạn mà rừng nhiệt đới không còn có thể tạo ra đủ mưa để duy trì chính nó", bà de Bolle viết.