Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rủ nhau kiểm tra nợ xấu, đóng thẻ tín dụng sau vụ nợ 8,8 tỷ đồng

Sau vụ khách hàng nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu sau 11 năm bị đòi 8,8 tỷ đồng, nhiều người tá hỏa đi kiểm tra nợ xấu, dư nợ thậm chí phải đóng thẻ tín dụng gấp.

Sau khi vụ việc hi hữu của chủ thẻ tín dụng tại Quảng Ninh, nhiều người quyết định đóng thẻ tín dụng khi không sử dụng đến. Ảnh: Bloomberg.

Khoảng một tuần trở lại đây, "kiểm tra thẻ tín dụng", "kiểm tra nợ xấu" trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, đặc biệt tại các hội nhóm về tài chính, ngân hàng.

Sau vụ việc hi hữu của chủ thẻ tín dụng tại Quảng Ninh phát sinh dư nợ 8,5 triệu đồng năm 2013 đến nay bị ngân hàng đòi 8,8 tỷ đồng, nhiều người nhắc nhau phải kiểm tra tình trạng nợ xấu ngay cả khi không sử dụng thẻ tín dụng trong một thời gian dài.

Nhấp nhổm lo dính ‘nợ xấu’

Sở hữu tới 4 chiếc thẻ tín dụng, chị Hoàng Lan (Mê Linh, Hà Nội) đang phải gấp rút liên hệ với ngân hàng để đóng lại sau khi nghe vụ việc hi hữu của chủ thẻ tín dụng tại Eximbank Quảng Ninh.

Chị Lan cho biết cả 4 chiếc thẻ tín dụng được mở cách đây nhiều năm do người bạn làm việc trong ngân hàng "nhờ", mục đích là để hoàn thành chỉ tiêu mở đủ số lượng thẻ tín dụng được giao.

Người bạn này cam kết việc mở thẻ chỉ để đáp ứng KPI và sẽ thay chị trả mọi khoản phí theo quy định. Bẵng đi một thời gian dài từ lúc mở thẻ, đến nay, chị Lan quên mất việc mình đang sở hữu thẻ tín dụng nên cũng không để ý kiểm tra email hay kiểm tra tài khoản.

Đọc thấy vụ việc nợ thẻ của khách hàng tại Eximbank khiến chị Lan nhớ tới 4 chiếc thẻ tín dụng đang "bỏ không" và vội vàng đi kiểm tra dư nợ.

“Nghe thông tin xong là tôi cũng hốt hoảng đi kiểm tra thẻ tín dụng ngay lập tức. Bởi tôi sợ bản thân cũng rơi vào tình trạng nợ xấu giống bạn khách hàng kia mà không hề hay biết. Nếu để qua nhiều năm số nợ tăng lên thì đúng là nguy hiểm", chị Lan chia sẻ.

Theo vị khách này, sau khi kiểm tra, chị không phát sinh khoản nợ nào từ 4 thẻ tín dụng đã mở. Tuy nhiên, qua sự việc này, chị Lan cũng đã thông báo với ngân hàng hủy cả 4 thẻ tín dụng đã mở để tránh sự cố phát sinh.

Tương tự, Mai Nguyễn (25 tuổi, Hà Nội) cũng vừa hoàn tất thủ tục đóng thẻ tín dụng sau thời gian dài không dùng tới. Chị chia sẻ quyết định mở thẻ tín dụng trước đó là khi mới "chân ướt chân ráo" đi làm.

"Thấy các anh chị trong công ty đặt đồ ăn, nước uống, xe cộ đều rẻ hơn mình. Hỏi ra mới biết là họ thanh toán bằng thẻ tín dụng nên được giảm giá/hoàn tiền. Thấy lợi ích vậy, nên tôi cũng nhanh chóng mở một chiếc”, chị Mai nói về lý do quyết định mở thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, một năm trở lại đây, công ty cắt giảm nhân sự và chị Mai nằm trong số những người mất việc, hiện chị vẫn chưa tìm được công việc ổn định mới, thu nhập bấp bênh nên đã quyết định ngưng sử dụng thẻ tín dụng.

“Thấy mọi người bàn luận nhiều về nợ xấu liên quan thẻ tín dụng khiến tôi lo lắng. Lại đang trong giai đoạn thu nhập không ổn định, nếu để phát sinh nợ xấu thì không biết xử lý thế nào. Sau khi kiểm tra dư nợ, tôi quyết định đóng thẻ luôn cho yên tâm", khách hàng này cho biết.

Muốn đóng thẻ tín dụng mà không được

Là người đang sở hữu một chiếc thẻ tín dụng "không mong muốn", anh Đức Tuấn (29 tuổi, TP.HCM) cho biết hiện rất muốn hủy thẻ nhưng chưa thể được.

the tin dung anh 1

Nhiều khách hàng cho biết việc đóng thẻ tín dụng không hề dễ dàng. Ảnh: Pngtree.

Theo anh Tuấn, đây là chiếc thẻ tín dụng được cấp khi anh vay tiền ngân hàng mua nhà. Tới khi làm xong hợp đồng vay tiền, anh Tuấn được ngân hàng cấp cho một chiếc thẻ, hỏi ra mới biết là thẻ tín dụng.

"Vào ngày đến ký hợp đồng giải ngân tôi mới biết mình đã mở thẻ tín dụng. Do không có nhu cầu sử dụng, tôi muốn từ chối nhưng không được vì ngân hàng nói việc mở thẻ là bắt buộc của gói vay.

Tôi nghĩ có thể trong hợp đồng vay vốn có quy định, nhưng vì nội dung quá dài nên tôi không nắm được. Mặt khác, trước khi ký hợp đồng, nhân viên ngân hàng cũng không hề trao đổi việc này khiến tôi rơi vào thế bị động", anh Tuấn thông tin thêm.

Sau khi chấp nhận mở thẻ, anh Tuấn có đề xuất việc đóng thẻ luôn để tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn. Nhưng phía ngân hàng thông báo cần sử dụng ít nhất 1 năm mới được phép đóng thẻ.

“Phí duy trì thẻ tín dụng trong 1 năm là hơn 1 triệu đồng và tôi bắt buộc phải chờ 1 năm nữa mới được hủy thẻ. Thực sự bức xúc nhưng đành chịu vì mình không đọc kỹ hợp đồng khi vay vốn", anh Tuấn nói.

Tương tự anh Tuấn, nhiều khách hàng vay tiền mua nhà tại các ngân hàng cũng cho biết đều được ngân hàng yêu cầu mở kèm thẻ tín dụng coi như điều kiện để được phê duyệt khoản vay.

Loại thẻ tín dụng mở kèm này thường không cho phép khách hàng hủy ngay mà yêu cầu phải sử dụng tối thiểu một năm. Do liên quan trực tiếp tới khoản vay mua nhà, nhiều người đành ngậm ngùi chấp nhận để được phê duyệt khoản vay.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Đấu giá cổ phần công ty sách quản lý loạt 'đất vàng' gần hồ Gươm

HNX sẽ tổ chức đấu giá 6,79 triệu cổ phần mà SCIC nắm giữ tại CTCP Sách Việt Nam - Savina. Giá khởi điểm của lô cổ phần là hơn 106 tỷ đồng.

Nền kinh tế lớn đầu tiên giảm lãi suất

Thụy Sĩ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên giảm lãi suất. Lãi suất của Thụy Sĩ giảm 25 điểm cơ bản xuống mức 1,5%.

Giá vàng trong nước 'bốc hơi' 1,5 triệu đồng/lượng

Từ đầu giờ sáng đến cuối giờ chiều, giá vàng miếng trong nước đã giảm mạnh gần 1,5 triệu đồng/lượng.

OceanBank sap doi ten hinh anh

OceanBank sắp đổi tên

0

Sau khi được MB tiếp quản, OceanBank dự kiến đổi tên thành MBV. Chủ tịch và tổng giám đốc mới của ngân hàng cũng là các lãnh đạo cấp cao tại MB.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm