Sự xuất hiện của những “cổ đông nhí” này là kết quả việc các ông trùm giàu lên trong giai đoạn công nghiệp hóa hậu chiến tranh Hàn Quốc đang đẩy cổ phần của mình sang con cháu, nhằm tránh thuế thừa kế có thể lên tới 50%, tỷ lệ cao thứ hai trong số các nước OECD.
Không đợi tới khi qua đời mới để lại cổ phần công ty cho con cháu, các gia đình giàu có ở Hàn Quốc có thể cắt giảm hợp pháp hóa đơn thuế của mình.
Những chiến lược giảm thuế tương tự khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở các nước khác, cổ phần thường được quản lý thông qua các quỹ tín thác cho đến khi trẻ em đến tuổi trưởng thành.
Các quỹ tín thác như vậy không được ưa chuộng ở Hàn Quốc. Trong khi đó, một số ông trùm trở nên cảnh giác khi ủy thác người bên ngoài gia đình. Tặng cổ phần trực tiếp, vì vậy, là giải pháp được ưa chuộng.
Các tập đoàn Hàn Quốc tìm cách tránh thuế thừa kế lên tới 50%, mức cao thứ hai trong số các nước OECD. Ảnh: Korea Times |
Số liệu thống kê cho thấy cái nhìn rõ ràng hơn vào cách các nhà tài phiệt nước này để lại gia tài cho con cháu. Tại 59 tập đoàn kinh doanh của Hàn Quốc có tài sản trên 5 nghìn tỷ won (4,3 tỷ USD), có ít nhất 19 trẻ em dưới 18 tuổi được liệt kê là chủ sở hữu cổ phần, theo thống kê từ Bloomberg.
Cổ phần lớn nhất, trị giá khoảng 20 triệu USD, đứng tên bởi chắt 15 tuổi của Huh Man-jung, người sáng lập tập đoàn bán lẻ GS Holdings. Tại Hansae Yes24 Holdings, một hãng may mặc có trụ sở tại Seoul, bốn đứa trẻ từ một đến năm tuổi nắm giữ tổng cộng khoảng 1,3 triệu USD.
Quà tặng cho trẻ vị thành niên tại Hàn Quốc đã vượt quá 1 nghìn tỷ won lần đầu tiên vào năm 2017, tăng 56% so với năm 2013, một nhà lập pháp đảng cầm quyền cho biết hồi tháng 9 theo dữ liệu từ Dịch vụ Thuế Quốc gia.
“Thực trạng này đã cướp đi hi vọng của những đứa trẻ khác”, Park Ju-gun, chủ tịch công ty nghiên cứu các tập đoàn CEOScore cho biết. “Dù nỗ lực đến đâu, chúng cũng không thể chiến thắng những đứa trẻ có xuất thân giàu có”.
Chính phủ dường như chưa dành sự quan tâm đúng mức tới việc hạn chế việc duy trì gia tài kiểu “phong kiến” này.