Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rau quả nội khốn khổ vì nghi án hàng Trung Quốc

Do quá lo sợ và cảnh giác với hàng Trung Quốc, người dân dè chừng, thậm chí tẩy chay một số loại rau quả khiến nông dân và tiểu thương "kêu trời".

Rau quả nội khốn khổ vì nghi án hàng Trung Quốc

Do quá lo sợ và cảnh giác với hàng Trung Quốc, người dân dè chừng, thậm chí tẩy chay một số loại rau quả khiến nông dân và tiểu thương "kêu trời".

Những năm trước, các loại rau quả có tính giải nhiệt được ưa chuộng như dưa hấu, bầu bí... thường hút hàng, giá tăng mạnh dịp hè, nhất là vào ngày nắng nóng gay gắt. Song năm nay, giá các loại rau quả này đang giảm mạnh mà vẫn tiêu thụ chậm do người dân e dè, sợ là hàng Trung Quốc. Trong khi đó, cả người trồng và người bán đứng ngồi không yên bởi hàng ế ẩm.

Thấy bán nhiều nên... không dám ăn

Giữa hè, dưa hấu được đổ đống, bán tràn lan trên vỉa hè khắp các tuyến đường ở Hà Nội. Còn tại chợ, các loại rau quả (như bí đao) cũng “rẻ như cho”, nhưng ít người dám ăn vì sợ là hàng Trung Quốc.

Chị Nguyễn Thị Giang ở ngõ 28 Trần Thái Tông (Cầu Giấy) tỏ ra dè chừng khi nói tới các loại quả giá rẻ bày bán dọc đường. Chị chia sẻ: “Một số người bán hàng giờ gian xảo lắm, buôn hàng Tàu về bán nhưng toàn nói hàng của Việt Nam, hàng trong nước. Như dưa hấu, tôi thấy họ bán chất đống ở lề đường, giá chỉ vài nghìn một ký, họ nói là hàng Sài Gòn nọ kia tôi cũng chẳng dám mua về vì sợ hàng... Tàu”.

 
Dưa hấu bán tràn lan lề đường, ế ẩm và rớt giá.

Còn bác Định Thị Ánh Tuyết (nhà ở ngõ 20, đường Hồ Tùng Mậu) lại băn khoăn: “Đi đường chỗ nào cũng thấy dưa hấu chất đống không biết là của Việt Nam hay Trung Quốc. Dưa lê cũng nhiều không xuể. Mua về chỉ sợ là hàng Trung Quốc có tiêm chất độc hại thì lại rước họa vào thân. Thà chẳng mua còn hơn”.

Thừa nhận thực tế trên, chị Thương - tiểu thương bán rau củ tại chợ Dịch Vọng, cho hay bầu bí, chanh tươi... người nông dân trong nước trồng đầy ra mà các bà nội trợ suốt ngày hỏi câu “hàng này của Tàu hả?”. Có trả lời rằng: hàng lấy ở các vùng lân cận Hà Nội, họ cũng không tin.

Chị Thương kể, hôm trước về quê ăn giỗ, có người hỏi chị “dưa hấu, bí xanh có phải hàng Tàu không?”. Chị ấy nói, thấy ngoài đường bán nhiều dưa hấu giá rẻ chỉ vài nghìn đồng, còn ở chợ bí xanh có hôm bán giá 3.000 đồng/kg mà mùa này ăn mấy thứ đó rất mát nhưng nghĩ là hàng Tàu nên thôi.

Méo mặt vì hàng ế, giá rớt

Vì sợ là hàng Trung Quốc chất lượng kém, người dân không dám mua nên hàng hóa khá ế ẩm, bất chấp giá giảm nhiều. Hơn 9h sáng phóng viên có mặt tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, sạp nào sạp ấy rau quả đều vẫn đầy ắp, nhất là các loại củ quả bị dân đồn đoán, nghi là hàng Trung Quốc.

 
Người nông dân lao đao vì người tiêu dùng nghi ngờ bí đao có xuất xứ từ Trung Quốc.

Khảo sát tại các chợ, nhiều loại rau quả giải nhiệt trên thị trường đợt này giá giảm mạnh. Hiện, bầu giảm 2.000 đồng xuống còn 5.000 đồng/quả; bí xanh giảm 3.000 đồng xuống còn 4.000 đồng/kg... Chanh tươi - loại quả được sử dụng nhiều nhất trong mùa hè giá, nay giá chỉ 25.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg. Tương tự, giảm rõ rệt nhất là các loại quả có tính giải nhiệt như dưa hấu, dưa lê, giá rẻ bằng một nửa so với trước hè.

Tại đường Phạm Văn Đồng, Hồ Tùng Mậu, đoạn dưới chân cầu Thăng Long... dưa hấu Sài Gòn được bày bán tràn lan 8.000-10.000 đồng/kg loại 1, giảm một nửa so với trước mùa nóng. Loại hai giá chỉ còn 5.000-6.000 đồng/kg.

Chị Nguyễn Thị Thanh, chủ hàng dưa trên đường Hồ Tùng Mậu than thở rằng, bán giá cao thì người dân chê đắt không ăn hoặc ăn ít đi, bán giá rẻ thì bị nghi là hàng nhập từ Trung Quốc. Giá dưa hấu rẻ thế mà ế ẩm, không mấy người mua.

Trong nước, dân trồng dưa hấu trải khắp từ Bắc vào Nam. Các tỉnh ngoài bác gần Hà Nội như Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên... cũng trồng cả cánh đồng dưa chứ không ít. “Dưa nhiều còn xuất sang Trung Quốc thì chúng tôi đi nhập lại từ Trung Quốc về bán làm gì cơ chứ. Nhưng giờ 10 người vào mua thì có tới 9 người hỏi dưa này có phải hàng Tàu không, sao giá rẻ thế? Hàng ế ẩm buôn bán cũng chán”, chị nói.

“Nhập xe dưa hấu về đã hai hôm nay nhưng mới bán được chưa đầy 3 tạ dưa, trong khi trước thì bán một ngày là hết”, anh Tài bán dưa đoạn dưới chân cầu Thăng Long ngán ngẩm.

Không chỉ có tiểu thương méo mặt vì hàng ế. Rau quả rớt giá, người trồng còn đứng ngồi không yên bởi nhiều khi giá rẻ mà vẫn không thể xuất buôn hàng cho thương lái.

Chị Nguyễn Thị Trang trồng gần 5 sào bầu, bí xanh ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) tâm sự: “Được mùa nhưng lại rớt giá. Bầu bán cho thương lái lấy đi Hà Nội chỉ có 2.000 đồng/quả loại to, bí xanh được 1.500 đồng/kg, đem gia chợ bán lẻ hôm nào đắt thì được 3.000 đồng/quả, hôm nào rẻ cũng chỉ bằng giá xuất buôn”.

Để trồng một sào bầu hay bí, người nông dân phải đầu tư mất gần 2 triệu đồng. Trong đó, nặng nhất là tiền làm giàn mất khoảng 1 triệu, tiền giống mất khoảng 300.000 đồng, đó là chưa kể tiền phân bón, thuốc trừ sâu... Trong khi mỗi sào bầu bí cho sản lượng từ 1,7-2 tấn. “Nếu tính với giá xuất buôn 1.500-2.000 đồng/kg như bây giờ, người trồng đang đứng trước nguy cơ làm không công”, chị Trang lo lắng.

Tương tự, chị Bùi Thị Vui bán dưa trên vỉa hè đoạn cầu Diễn (Từ Liêm) chia sẻ: Giá rẻ bán được còn là may chứ sợ nhất là hàng không bán đươc, phải đổ đi. Ở Hải Dương nhà chị, giá dưa xuất buôn 1kg mấy hôm nay không mua nổi được mớ rau ngót. Nhiều nhà trồng cả mẫu dưa đang khổ sở tìm đường tống bán tháo.

Theo VietNamNet

Theo VietNamNet

Bạn có thể quan tâm