Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rắn bùn Selangor quý hiếm tái xuất sau 106 năm

Loài rắn bùn Selangor quý hiếm - được nhìn thấy lần cuối ở Singapore vào năm 1914 - vừa xuất hiện trở lại sau 106 năm.

Báo cáo mới được công bố ngày 30/9 cho biết con rắn này có màu nâu với những mảng trắng, được phát hiện khi đang bơi trong cống thông nước bê tông gần rừng đầm lầy Nee Soon, Singapore vào ngày 19/9.

Theo báo cáo công bố trên Tuyển tập Đa dạng Sinh học Singapore, một ấn phẩm khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian, loài rắn này còn có tên khoa học Raclitia indica, trước đây được tìm thấy tại một đồn điền cao su ở Bukit Sembawang năm 1914, sau đó được đưa vào một bảo tàng ở Dublin.

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 1

Con rắn bùn có màu nâu với những mảng trắng, được phát hiện khi đang bơi trong cống thông nước bê tông gần rừng đầm lầy Nee Soon, Singapore. Ảnh: The Untamed Paths.

Anh Dennis Chan, 26 tuổi, cùng nhà tự nhiên học Neo Xiao Yun, 24 tuổi, đang đi tìm kiếm động vật tự nhiên vào ngày 19/9 khi họ bắt gặp con rắn vào khoảng 22h.

Với chín năm kinh nghiệm khám phá thiên nhiên, Dennis Chan, người sáng lập The Untamed Paths, một tổ chức thực hiện các chương trình sinh thái địa phương, biết rằng con rắn này thực sự khác biệt. Anh đã chụp ảnh rồi thả nó.

Phát hiện này đã thay đổi tình trạng của loài rắn bùn ở Singapore từ "không xác định" thành "tồn tại", và giờ đây, sự tồn tại của nó đã được ghi nhận một cách chắc chắn. Trước sự kiện này, các nhà khoa học không rõ liệu loài rắn có còn tồn tại ở nước này hay không.

Ông Law Ing Sind, 24 tuổi, cho biết: “Trong khu vực, loài này cũng khá hiếm, với những bức ảnh màu ít ỏi được công bố trong một bài nghiên cứu hồi năm 2018”.

Người đồng sáng lập Hội Bò sát và Lưỡng cư Singapore, một nhóm đam mê nghiên cứu các loài này, lưu ý phát hiện trên có ý nghĩa khoa học rất quan trọng, vì nó tái khẳng định sự hiện diện của loài rắn bùn ở Singapore, và làm tăng khả năng nó xuất hiện ở miền Nam Bán đảo Malaysia.

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 2
Phát hiện này đã thay đổi tình trạng của loài rắn bùn ở Singapore từ "không xác định" thành "tồn tại". Ảnh: The Untamed Paths.

Con người mới chỉ biết rất ít về hành vi và môi trường sống của loài rắn này.

Nó được cho là sống dưới nước và có thể tìm thấy tại các con suối nhỏ trong rừng vào ban đêm.

Đây chỉ là một trong số nhiều loài rắn được phát hiện hoặc tái phát hiện ở Singapore, cho thấy tiềm năng đa dạng sinh học đáng kể ở nước này.

Ông Law nói thêm: “Cá nhân tôi nghĩ người dân Singapore nên vui mừng vì đất nước nhỏ bé của chúng ta vẫn có đa dạng sinh học phong phú và chúng ta phải tiếp tục quản lý tốt hơn những kho báu đó”.

Rắn bùn Selangor là loài rắn thứ hai được phát hiện hoặc tái phát hiện trong thập kỷ qua gần khu vực rừng đầm lầy Nee Soon.

Có 5 loài rắn địa phương khác được phát hiện hoặc tái phát hiện trong hai thập kỷ qua, theo Hội Bò sát và lưỡng cư Singapore, bao gồm rắn mù lưng sọc, rắn bùn nước đen, rắn da trơn, rắn mèo đốm trắng và rắn sậy Gimlett.

Rắn mù lưng sọc

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 3

Rắn mù lưng sọc. Ảnh: John van Wyhe.

Những người đam mê bò sát và lưỡng cư ở Singapore cho biết việc một con rắn mù lưng sọc, được nhìn thấy lần cuối vào năm 1847, đã được phát hiện gần đây, là một khám phá quan trọng.

Xác của con vật này được Tiến sĩ John van Wyhe, một giảng viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore, tìm thấy ven đường mòn dành cho xe đạp tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah vào tháng 9/2019.

Với chiều dài 52 cm, con rắn, còn có tên khoa học là Ramphotyphlops lineatus, được cho là mẫu vật dài nhất của loài.

Rắn bùn nước đen

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 4
Rắn bùn nước đen. Ảnh: Law Ing Sind

Một con rắn bùn nước đen với phần bụng màu vàng nâu dài 40 cm được phát hiện vào tháng 9/2014 bởi các nhân viên thuộc Trung tâm Đa dạng Sinh học Quốc gia của Ủy ban quản lý Công viên Quốc gia khu vực rừng đầm lầy Nee Soon trong một cuộc nghiên cứu về đa dạng sinh học.

Không có nhiều thông tin về quần thể loài rắn này.

Rắn bùn nước đen, có tên khoa học là Phytolopsis punctata, được ghi nhận là loài thiếu dữ liệu nghiêm trọng trong Sách đỏ các loài vật bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), với thông tin rất hạn chế về xu hướng quần thể loài.

Loài vật “khó nắm bắt” này có nguồn gốc từ Singapore, Indonesia và bán đảo Malaysia, sống trong rừng và đất ngập nước, không có nọc độc.

Rắn da trơn

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 5

Rắn da trơn. Ảnh: Noel Thomas.

Một thành viên của Hiệp hội Tự nhiên Singapore đã phát hiện một xác rắn da trơn ven đường vào năm 2014 ở đường Old Upper Thomson. Loài rắn này được nhìn thấy lần cuối vào năm 1978 gần vườn thú Mandai.

Rắn da trơn, tên khoa học là Asthenodipsas laevis, được liệt kê vào nhóm có nguy cơ bị đe dọa thấp nhất trong Sách đỏ của IUCN. Rắn da trơn có thể được tìm thấy trong các đầm lầy than bùn và môi trường nước thải ở Đông Nam Á.

Giống như rắn nước đen, rắn da trơn cũng là loài không có nọc độc.

Rắn mèo đốm trắng

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 6
Rắn mèo đốm trắng. Ảnh: Law Ingg Thong.

Rắn mèo đốm trắng được tái phát hiện 2 lần vào năm 2009 và 2015 bởi những người đam mê bò sát và lưỡng cư.

Những phát hiện đó xảy ra hơn một thế kỷ sau khi loài này được nhìn thấy lần cuối ở Singapore vào năm 1896.

Con rắn sống trên cây cao, còn được gọi là Boiga drapiezii, thường đẻ trứng vào tổ mối.

Rắn sậy Gimlett

phat hien ran moi,  ran bun selangor anh 7

Rắn sậy Gimlett. Ảnh: Toh Wei Yang.

Loài rắn này còn có tên khoa học là Calamaria gimletti, được phát hiện lại vào năm 2017.

Trước đó, mẫu vật của loài được thu thập từ Pulau Pawai vào năm 1933. Tuy nhiên, tận 70 năm sau, đến năm 2004, con rắn mới được xác định chính xác.

Cũng như tất cả các loài rắn sậy khác, loài này thích môi trường thảm mục rừng và ăn các con vật không xương trên mặt đất.

Kiểu di chuyển kỳ lạ của rắn bay Một số loài rắn có khả năng trèo lên cây và "bay" từ cành này sang cành khác bằng những cú nhảy có chủ đích. Các nhà khoa học đang tìm hiểu lý do nào khiến chúng làm được điều đó.

5.000 thú cưng chết trong hộp giấy đục lỗ tại kho hàng ở Trung Quốc

Ít nhất 5.000 thú cưng được tìm thấy đã chết vào tuần trước trong hộp giấy tại một kho hàng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Những con thú này có thể đã được đặt mua qua mạng.

Khánh Linh

Bạn có thể quan tâm