Công nghệ
Rác thải công nghệ thế giới đi về đâu?
- Chủ nhật, 17/5/2015 08:49 (GMT+7)
- 08:49 17/5/2015
Phần lớn những thiết bị hỏng hóc được vận chuyển về những nước đang phát triển. Ở đây, chúng được gỡ bỏ để tận dụng linh kiện hoặc trích xuất kim loại quý hiếm.
|
Năm 2014, khoảng 46 triệu tấn rác điện tử được thải ra trên toàn thế giới, theo báo cáo của Đại học Liên Hợp Quốc (Nhật Bản). Thay vì tái chế một số linh kiện, những thiết bị điện tử hỏng hóc tại Mỹ, châu Âu được xuất thẳng sang các nước đang phát triển - đôi khi theo con đường bất hợp pháp.
Khu vực "chợ" Thanh Viễn, Quảng Đông, Trung Quốc này là nơi sinh sống của 30 - 40 hộ gia đình, phần lớn là nông dân. Họ thuê những căn nhà nhỏ với giá khoảng 32 USD/tháng để kiếm sống từ những đống rác thải điện tử.
|
|
Đây là phương tiện chuyên chở linh kiện điện, điện tử, chuẩn bị cho việc tái chế từ một nhà kho này sang nhà kho khác tại Thanh Viễn.
|
|
Tại các cơ sở tái chế tư nhân, công nhân tháo dỡ và phân loại linh kiện điện tử. Những linh kiện này sau đó được bán lại. Do chính phủ kiểm soát chặt chẽ trong vài tháng gần đây, nhiều cơ sở đã đóng cửa. Một số vẫn tiếp tục bám trụ thay vì cố tìm một công việc tại các nhà máy lớn. Theo họ, công việc này có thu nhập thấp hơn đôi chút nhưng linh động về thời gian.
|
|
Một địa chỉ tập kết rác thải điện tử quy mô lớn khác là Trung tâm giải pháp tái chế Thanh Viễn, nơi đang có hơn 3.000 công nhân làm việc. Đây là trung tâm tái chế lớn nhất tỉnh Quảng Đông và lớn thứ 2 tại Trung Quốc.
|
|
Quảng Châu, Trung Quốc. Một cậu bé ngồi đợi khách tại cửa hàng linh kiện bên trong một khu mua sắm lớn. Cậu chủ yếu bán nguyên liệu đã qua sử dụng. Nguyên liệu này sau đó được dùng trên những thiết bị điện tử second-hand tại Trung Quốc.
|
|
Agbobloshie, Accra, Ghana. Những cậu bé thu lượm rác tái chế tại bãi rác Agbobloshie. Những đoàn xe tải chở rác thải điện tử từ thành phố khác hoặc cảng Tema nối thành hàng dài không dứt. Cảng Tema là cảng biển chính của Ghana, chủ yếu nhận hàng từ Mỹ, châu Âu. |
|
Phút giải lao của một nhóm lao động tại bãi rác Agbobloshie. Anh chàng này đợi thu thập nguyên liệu điện, sau đó đem đốt để tách các phần kim loại bán lấy tiền.
|
|
Một chàng trai nằm nghỉ tại căn lều dựng tạm thuộc bãi rác Agbobloshie. Anh phải làm việc 7 ngày/tuần.
|
|
Một chàng trai đứng giữa đống rác sau khi đốt một lượng lớn thiết bị điện tử. Phần kim loại còn lại sẽ được trích xuất để lấy đồng. Tại Ghana, đồng là kim loại quý, có thể mang về 2-3 bữa ăn cho anh chàng này chỉ với một lượng nhỏ.
|
|
Sông Odaw, Ghana. Sông Odaw chứa đầy các loại rác từ bãi rác Agbobloshie và khu ổ chuột gần đó - nơi người dân sử dụng con sông như một nhà vệ sinh. Vài trăm mét phía hạ lưu của con sông là dòng chảy dẫn thẳng ra vịnh Guinea và Đại Tây Dương.
|
|
Lahore, Pakistan. Vùng lưu giữ rác thải điện tử tại Lahore. Tại đây, một số hộ kinh doanh địa phương thu gom rác để tái chế và thu thập những kim loại quý hiếm.
|
|
Phố Hall, Lahore, Pakistan. Khoảng 20% thiết bị điện tử xuất sang Pakistan từ Trung Quốc hoặc các nước phương Tây vẫn hoạt động, hoặc chỉ cần sửa chữa nhẹ là có thể tiếp tục hoạt động. Việc nhập lậu những thiết bị điện tử này giúp người dân Pakistan dễ dàng tiếp cận thiết bị công nghệ cao như laptop, TV.
|
|
Đường Walton, Lahore, Pakistan. Một chàng trai đang chuẩn bị chiết xuất vàng từ các bản mạch trên PC bằng thùng đựng hóa chất tự chế. Cha của anh ta đã phải trả một số tiền lớn cho con trai theo học bí quyết này từ một người khác.
|
|
Trong khi đó, thiết bị điện tử lỗi thời được bán tại những cửa hàng nhỏ. TV cũ, radio, máy ghi âm chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, cho phép người dân tiếp cận với những hình thức truyền thông xã hội mới, ngay cả khi đứng trước nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe con người và môi trường. |
|
Karachi, Pakistan. Người mua, người bán tấp nập trên con phố điện tử của thành phố. Nơi này nằm ngay cạnh bến cảng, thuận tiện cho việc buôn bán thiết bị ngay khi chúng về nước.
|
Đức Nam
Ảnh: Bitrotproject
rác thải công nghệ
rác thải điện tử
Ghana
Trung Quốc
Pakistan