Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rác ngập sân Quan âm Phật đài ở miền Tây

Mỗi ngày, hàng chục nghìn người viếng Quan âm Phật đài ở Bạc Liêu. Cúng bái xong, nhiều người không thu dọn vật dụng mang theo khiến khu du lịch tâm linh tràn ngập rác.

Từ mùng 1 Tết đến nay, ngày ngày luôn có hàng chục nghìn người từ khắp các tỉnh miền Tây, TP HCM và Đông Nam Bộ đến khu du lịch tâm linh Quan âm Phật đài ở ven biển TP Bạc Liêu (Bạc Liêu).

Tượng Bồ tát Quan Thế âm cao 11 m đứng uy nghi nhìn ra biển Đông

được người dân miền Tây gọi là "Mẹ Nam Hải"

Dưới chân tượng Bồ tát Quan Thế âm có sân rộng lớn, được mọi người dùng làm nơi bày hoa quả để cúng phật.
Tuy nhiên, cúng xong nhiều người vứt lại mâm trái cây, chỉ ít người mang mâm lễ về.
Không chỉ hoa quả mà nhang thừa, giấy gói, chai nhựa và túi nylon cũng được khách thập phương bỏ lại sân chùa sau khi bái lạy để cầu an.
Trái cây trở thành đồ cắm nhang và sau đó bị vứt luôn tại chỗ.
Đủ thứ rác bị vứt bừa bãi dưới gốc cây cạnh tượng Bồ tát Quan Thế âm.
Trước cảnh vứt rác bừa bãi của hàng nghìn người, Ban Quản trị Quan âm Phật đài liên tục phát loa, yêu cầu khách thập phương bỏ rác đúng nơi quy định nhưng hầu như không nhiều người để ý.
Nhiều người cung kính trước tượng Phật nhưng không tháo kính và mũ bảo hiểm.
Một thân cây cạnh khu chánh điện đã bị nhiều người cột dây, treo khăn choàng, khẩu trang hoặc những vật dụng mang theo. "Làm thế này để gửi lại chùa những cái xui rủi của năm cũ, mang về nhà điều may mắn đầu năm mới", một người đến viếng nói.
Hầu hết mọi người viếng Quan âm Phật đài đều gửi tiền cúng chùa vào thùng phước thiện rồi nhận lộc hỉ đầu năm là bao lì xì bên trong có 1.000 đồng.
Nhiều người tưới nước lên tòa sen dưới tượng Phật rồi lấy tay hứng rửa mặt, thoa lên tóc cầu may.
Dụng cụ đựng rác dưới chân tượng Phật chỉ có vài nhành hoa, mọi thứ còn lại đều bị vứt tứ tung suốt nhiều ngày nay.

Phien cho danh nhau cau may o xu Thanh hinh anh

Phiên chợ đánh nhau cầu may ở xứ Thanh

0

Đến hẹn lại lên, cứ đến mùng 6 Tết, người dân ở Thanh Hóa lại rồng rắn kéo về tham dự phiên chợ đánh nhau cầu may. Đây là một phiên chợ độc đáo và chỉ diễn ra một lần trong năm.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm