Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quy định về việc tổ chức Lễ Quốc tang như thế nào?

Trong thời gian Quốc tang, các cơ quan, công sở cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức vui chơi, giải trí công cộng.

Quy định việc tổ chức lễ Quốc tang được thực hiện theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Quoc tang anh 1

Dải băng tang được buộc vào Quốc kỳ. Ảnh: TTXVN.

Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang

Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:

- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Thời gian, nghi thức để Quốc tang

Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 (hai) ngày.

Trong thời gian này, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Nơi tổ chức Lễ Quốc tang và nơi an táng

- Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà Tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (nếu tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh).- An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

10 phát ngôn sâu sắc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Là ngọn cờ lý luận của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có rất nhiều phát ngôn sâu sắc trong sự nghiệp.

Tiểu sử Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là giáo sư, tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng Đảng); tham gia 7 khóa Ban Chấp hành Trung ương và 6 lần được bầu vào Bộ Chính trị.

Bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công trình nổi bật của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật; gồm hai tập, tập một gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư đăng trên báo Nhân Dân từ năm 2011-2014. Tập 2 là những bài từ năm 2015-2017.

Nội dung sách tập trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...

https://www.vietnamplus.vn/quy-dinh-ve-viec-to-chuc-le-quoc-tang-nhu-the-nao-post965684.vnp

Vietnam+

Bạn có thể quan tâm