Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quỹ đầu tư 'ốm yếu' vì thuế

Theo lãnh đạo các công ty quản lý quỹ, bất cập của chính sách thuế đang khiến ngành quỹ Việt Nam không biết bao giờ mới thoát khỏi tình cảnh “ốm yếu” hiện tại.

Quỹ đầu tư 'ốm yếu' vì thuế

Theo lãnh đạo các công ty quản lý quỹ, bất cập của chính sách thuế đang khiến ngành quỹ Việt Nam không biết bao giờ mới thoát khỏi tình cảnh “ốm yếu” hiện tại.

Nhiều năm lăn lộn với ngành quỹ, lãnh đạo một số công ty quản lý quỹ (QLQ) cho rằng, bất cập của chính sách thuế đang khiến ngành quỹ Việt Nam không biết bao giờ mới thoát khỏi tình cảnh “ốm yếu” hiện tại, trong khi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang muốn phát triển nhanh NĐT tổ chức chuyên nghiệp.

>> CEO quỹ đầu tư ngoại lạc quan về TTCK Việt Nam 
>> Quỹ đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi nhiều thị trường châu Á
>
Nhà đầu tư bỏ vàng theo chứng khoán?

47 vẫn chỉ là… 47

Trong các báo cáo của UBCK những năm gần đây, con số 47 công ty QLQ vẫn cũ kỹ đến buồn lòng. Kèm theo đó, số lượng quỹ đầu tư, nhất là các quỹ huy động vốn từ NĐT trong nước, vốn lâu nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, cũng chẳng “nở” thêm theo thời gian.

Có nhiều nguyên nhân lý giải cho thực trạng trên, nhưng có một điểm khá chung mà lãnh đạo nhiều công ty QLQ, ngân hàng lưu ký, NĐT…, những người vật lộn với ngành quỹ phát hiện ra là chính những bất cập của cơ chế thuế hiện hành đang tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành quỹ.

Thuế cao và bất cập khiến nhà đầu tư nước ngoài ngại đổ vốn vào TTCK Việt Nam

Với 7 năm gắn bó với ngành quỹ, tổng giám đốc một công ty QLQ chia sẻ, khi đi huy động vốn từ NĐT nước ngoài, các công ty QLQ luôn cố gắng “nói tốt” về tính hấp dẫn của hình thức đầu tư qua quỹ tại Việt Nam. Thế nhưng, trong quá trình tiếp xúc với NĐT tại nhiều trung tâm tài chính lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hong Kong…, khi NĐT đặt câu hỏi về chính sách thuế đối với ngành quỹ thì các công ty QLQ đành thú nhận là còn nhiều bất cập. Điều này khiến NĐT chùn bước ngay từ giai đoạn tìm hiểu về cơ hội đầu tư qua quỹ vào Việt Nam.

“Với NĐT nước ngoài, chính sách thuế là điều họ quan tâm nhất và dễ nhận diện nhất khi so sánh về mức độ hấp dẫn của các thị trường, để trên cơ sở đó đưa ra quyết định đầu tư. Chính sách thuế cho quỹ đầu tư hiện hành chưa thỏa đáng để có thể khuyến khích một ngành mới như ngành quỹ, qua đó phát triển mạnh NĐT tổ chức chuyên nghiệp như định hướng của Bộ Tài chính, UBCK. Điều này dẫn đến việc các công ty QLQ rất khó huy động vốn để lập quỹ và số lượng công ty QLQ sau nhiều năm vẫn chỉ dừng ở 47”, vị lãnh đạo công ty QLQ trên nói.

Sự bất cập của chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán nói chung, quỹ đầu tư nói riêng chủ yếu bộc lộ qua tình trạng: đầu tư thua lỗ, nhưng NĐT vẫn phải nộp thuế; mức thuế 0,1%/giá bán hoặc 25%/lợi tức đánh vào NĐT khi chuyển nhượng chứng khoán là cao..., dù hiện tại, nhà đầu tư được giảm 50% thuế chuyển nhượng chứng khoán, nhưng ưu đãi này chỉ kéo dài đến hết năm 2012.

Thuế còn mù mờ

Ông Phạm Đình Thi, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính thừa nhận, chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán hiện hành có biểu hiện mù mờ, chưa hợp lý. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là khi đầu tư thua lỗ, NĐT vẫn phải đóng thuế do phải chọn một trong hai cách là 0,1%/giá trị bán hoặc 25%/lợi tức.

Là người tham dự cuộc làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam mới đây, ông Thi cho biết, Bộ trưởng chỉ đạo các đơn vị chức năng tính toán giải pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích phát triển NĐT tổ chức chuyên nghiệp trong quá trình triển khai tái cấu trúc cơ sở NĐT. Trong đó, việc sử dụng chính sách thuế như một công cụ quan trọng để hỗ trợ quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng, TTCK nói chung phát triển đang được cân nhắc.

“Do thuế suất là linh hồn của chính sách thuế, nên để phục vụ cho mục tiêu khuyến khích phát triển NĐT tổ chức chuyên nghiệp, ngoài việc khắc phục các bất cập hiện hành, trong quá trình sửa đổi chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán mà Bộ Tài chính đang triển khai, có thể xem xét giảm thuế suất đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thậm chí giảm thuế suất thuế thu nhập DN đối với các công ty QLQ”, ông Thi chia sẻ.

Ý kiến từ nhiều công ty QLQ cho thấy, mục tiêu tái cấu trúc cơ sở NĐT theo hướng sớm gia tăng số lượng NĐT tổ chức chuyên nghiệp sẽ khó thành hiện thực một khi những bất cập của chính sách thuế hiện tại không được tháo gỡ sớm. Mức thuế chuyển nhượng chứng khoán cao như hiện tại nếu không khẩn trương được điều chỉnh thì thuế sẽ vẫn là cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành quỹ. Khi cuộc “cách mạng” về chính sách thuế xuất hiện, nó không chỉ hỗ trợ ngành quỹ khởi sắc, mà còn tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực khác, như góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN.

Theo nhìn nhận của các công ty QLQ, quá trình cổ phần hóa DNNN đang chậm vì nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do sức cầu từ thị trường quá yếu. Để cổ phần hóa thành công các DNNN lớn, đòi hỏi sức cầu phải lớn tương ứng. Trong khi sức cầu của NĐT cá nhân, nhỏ lẻ đang tỏ ra đuối dần, thì việc khuyến khích các quỹ đầu tư phát triển thông qua chính sách ưu đãi về thuế sẽ góp phần gia tăng sức cầu cho thị trường.

Theo ĐTCK

Theo ĐTCK

Bạn có thể quan tâm