Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Quốc gia thịt chó 'quay đầu' trở thành đất nước yêu chó

Quốc hội Hàn Quốc đã chính thức cấm buôn bán thịt chó. Quyết định này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc, nơi thịt chó từng là một món ăn phổ biến.

Giống như nhiều người trẻ Hàn Quốc, Annie Ko hiếm khi ăn thịt chó, nhưng việc thỉnh thoảng ghé thăm một quán ăn phục vụ món này cũng không khiến cô bận tâm. Thậm chí, cô cũng chỉ mơ hồ về những lời chỉ trích quốc tế dẫn đến việc Quốc hội Hàn Quốc vừa ban hành lệnh cấm chăn nuôi, giết mổ và buôn bán thịt chó.

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi cô tình nguyện làm phiên dịch viên cho Tổ chức Nhân đạo quốc tế (HSI).

Công việc này đưa cô đến những trang trại nuôi chó lấy thịt, nơi những chú chó cuối cùng sẽ trở thành món hầm hay các món ăn khác, được cho là giúp chống lại sự mệt mỏi do mùa hè nóng ẩm của Hàn Quốc.

Chính tại đây, Ko đã nhận nuôi DeeJay, một chú chó được giải cứu từ một trang trại.

"Trước khi có DeeJay, tôi đã có khoảng 1-2 năm chứng kiến những gì thực sự diễn ra ở các trang trại chó. Đó là một trải nghiệm quan trọng.

Khi ở nhà hàng, bạn không thực sự nhìn thấy quá trình nuôi nhốt, giết mổ. Nhưng mọi thứ sẽ khác khi bạn đến trang trại và chứng kiến tình trạng kinh hoàng, cách đối xử tệ bạc với những chú chó và vô số bệnh tật chúng mắc phải - những thứ khiến bạn cảm thấy việc ăn thịt chó là sai lầm theo nhiều cách", Annie Ko - thành viên của ban nhạc rock Love X Stereo (Seoul) - chia sẻ.

cam thit cho anh 1

Annie Ko cùng chú chó cứu hộ DeeJay. Ảnh: Annie Ko.

Trong nhiều năm, các nhà hoạt động đã ghi chép lại sự tàn ác của ngành này. Những chú chó phải chịu đựng điều kiện sống thảm hại, bị nhốt trong chuồng bẩn thỉu, xung quanh là môi trường đầy mầm bệnh và phân, thường xuyên bị thương mà không được chăm sóc.

Chúng được cho ăn thức ăn thừa, thường chứa các thành phần độc hại. Chúng bị giết bằng cách thắt cổ, đánh đập, thậm chí bị chích điện trong thời gian kéo dài.

Những người chăn nuôi - đa phần là người lớn tuổi và coi nghề buôn bán thịt chó là con đường thoát nghèo - cho rằng điều kiện sống đã được cải thiện trong thời gian gần đây.

Bối cảnh chính trị đã thay đổi

Lượng tiêu thụ thịt chó đã giảm dần trong nhiều thập kỷ và hiện chủ yếu chỉ còn ở những người Hàn Quốc lớn tuổi muốn tìm lại hương vị hoài niệm về ẩm thực.

Tuy nhiên, ngành này vẫn có quy mô đáng kể, với khoảng 1.150 trang trại chăn nuôi và 1.600 nhà hàng phục vụ món thịt chó, theo Bộ Nông nghiệp. Các nhà hoạt động ước tính khoảng 1 triệu con chó bị giết mổ mỗi năm.

Năm 2022, các nhà hoạt động bất ngờ nhận được sự ủng hộ của tân Tổng thống Yoon Suk-yeol và phu nhân Kim Keon Hee.

Cuộc bầu cử cho thấy ông Yoon, một chính trị gia bảo thủ, sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên và cố gắng đảo ngược các chính sách của người tiền nhiệm Moon Jae-in. Nhưng không ai nghĩ ông sẽ là đồng minh trong cuộc vận động dẫn đến quyết định gần đây của Quốc hội Hàn Quốc - cấm buôn bán thịt chó từ năm 2027.

Ông Yoon và bà Kim - những người nuôi nhiều chú chó - không giấu giếm sự phản đối việc tiêu thụ thịt chó.

Theo dữ liệu chính phủ, Hàn Quốc hiện có hơn 6 triệu chó cảnh và nhu cầu thịt chó đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Một cuộc thăm dò gần đây của Korea Research International được ủy quyền bởi tổ chức bảo vệ động vật Aware cho thấy 93% người dân không có ý định ăn thịt chó, trong khi 82% ủng hộ lệnh cấm, tăng từ 73% ​​so với năm 2022.

Tại Quốc hội, 208 phiếu ủng hộ lệnh cấm, chỉ có 2 phiếu trắng.

"Bối cảnh chính trị thay đổi rất nhanh chóng. Và tôi nghĩ điều đó có liên quan rất nhiều đến chính phủ hiện tại", Annie Ko nhận xét.

Bộ trưởng Nông nghiệp Song Mi-ryung cho biết việc cấm buôn bán thịt chó phản ánh sự chuyển đổi của Hàn Quốc thành một xã hội coi trọng phúc lợi động vật.

"Bây giờ là thời điểm chính phủ cần hành động để nhanh chóng giải quyết vấn đề tiêu thụ thịt chó", bà nói.

Nhiều người cũng ghi nhận vai trò của cựu Tổng thống Moon Jae-in, người đã thúc đẩy chiến dịch chống lại ngành công nghiệp này trong nhiệm kỳ 2017-2022. Năm 2017, ông nhận nuôi một chú chó cứu hộ tên Tori, và 4 năm sau, ông cho rằng đã đến lúc cấm tiêu thụ thịt chó.

cam thit cho anh 2

Tổng thống Yoon Suk-yeol và phu nhân không giấu giếm sự phản đối việc tiêu thụ thịt chó.Ảnh: SBS News.

Tranh cãi giữa truyền thống và nhân đạo

Luật cấm có hiệu lực sau 3 năm, đi kèm với hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, nhiều người trong ngành coi đây là một đòn giáng vào sinh kế của họ.

Joo Young-bong, chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi chó thịt Hàn Quốc, cho biết các nhà sản xuất đang trong trạng thái tuyệt vọng.

"Cấm cản những gì người ta ăn là chưa từng có trong lịch sử. Thịt chó đã giúp nhiều người hồi phục sức khỏe và cải thiện tinh thần. Chúng tôi biết lượng tiêu thụ đang giảm, nhưng cấm mọi người ăn thứ họ thích là phi lý. Cảm giác như chúng ta đã trở thành 'nước cộng hòa chó', khi có nhiều người dắt chó đi dạo hơn là bế trẻ", ông Joo nói.

Kim Dong-hyun, một nhà làm phim ở Seoul và sở hữu một chú chó Maltese, lại cho rằng việc lên án toàn bộ ngành công nghiệp là quá khắc nghiệt.

"Tôi không nghĩ những phong tục cũ sẽ dễ dàng biến mất. Thay vì phản đối hoàn toàn, trọng tâm nên là cải thiện điều kiện nuôi dưỡng và loại bỏ sự tàn ác đối với những con vật này. Nhưng tôi cũng tự hỏi liệu điều này có thực tế hay không khi một số người nói rằng đánh chết chó sẽ khiến thịt ngon hơn”, ông Kim Dong-hyun nói.

Những người khác lại cho rằng luật cấm sẽ chấm dứt nỗi đau của hàng triệu con chó.

"Giống như nhiều bạn bè của tôi, tôi đã bị lừa ăn thịt chó khi còn nhỏ. Thế hệ trước nói rằng nó tốt cho sức khỏe, nhưng biết được cách đối xử tàn ác với chó khiến tôi cảm thấy kinh hãi, và tôi mừng vì cuối cùng nó cũng bị cấm", Kim Seo-hyun, một sinh viên ở tỉnh Gyeonggi, nói.

Annie Ko thừa nhận thịt chó từng là nguồn cung cấp protein sau chiến tranh, khi hàng triệu người Hàn Quốc phải vật lộn với nghèo đói và suy dinh dưỡng.

"Khi đó, chó có khắp nơi, nên tôi nghĩ chúng được lựa chọn làm thực phẩm là điều dễ hiểu. Nhưng bây giờ, mọi người muốn coi động vật là bạn đồng hành", cô nói.

Nên đầu tư tiền vào đâu?

Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.

Phố thịt chó Hàn Quốc sau ngày quốc hội thông qua luật cấm

Dự luật cấm chăn nuôi, giết mổ, phân phối và bán chó để lấy thịt chính thức được Quốc hội Hàn Quốc thông qua càng khiến các con phố thịt chó ở nước này trở nên ảm đạm hơn.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm