Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quán trà sữa nổi tiếng ở Trung Quốc in từ chửi thề lên cốc

Thương hiệu trà sữa đã phải lên tiếng xin lỗi vì in lên cốc 4 từ tiếng Trung mang hàm ý chửi thề theo tiếng địa phương.

Đầu tháng 5, một cửa hàng trà sữa nổi tiếng trong trung tâm thương mại sầm uất tại thành phố Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang) đã gây tranh cãi trên mạng xã hội vì 4 chữ tiếng Trung in trên cốc.

Slogan in trên cốc gồm bản tiếng Trung và bản dịch nghĩa tiếng Anh bên dưới, có nghĩa: "You take a cup" (tạm dịch: Bạn hãy lấy một ly).

Tuy nhiên, người đăng bài cho biết trong phương ngữ Ôn Châu, 4 ký tự tiếng Trung biểu thị một cách diễn đạt thô tục, là lời chửi thề theo tiếng địa phương, South China Morning Post đưa tin.

Thiết kế slogan nhạy cảm của chiếc ly trà sữa đã nhanh chóng gây bão mạng, thu hút sự chú ý của người dân địa phương và dân mạng khắp Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn với Qianjiang Evening News, một cư dân Ôn Châu nói: "Tôi cho rằng việc ở trong một trung tâm mua sắm có lượng người qua lại đông đúc, cụm từ in trên cốc đó là thiếu tôn trọng người tiêu dùng. Nếu bạn bè từ các thành phố khác mua một ly trà sữa rồi mới biết những từ đó có nghĩa là gì, họ sẽ cảm thấy ghê tởm biết bao".

quang cao tra sua anh 1

Cụm từ mang ý nghĩa chửi thề trong phương ngữ Ôn Châu khiến người dân bức xúc.

Các quan chức từ văn phòng giám sát thị trường địa phương đã kiểm tra cửa hàng và tịch thu 304 chiếc cốc, 1.823 miếng bọc cốc có chứa "những cụm từ thô tục".

Tờ Qianjiang Evening News cho biết cửa hàng có thể đã vi phạm luật quảng cáo của Trung Quốc.

Một nhân viên tại cửa hàng nói với phương tiện truyền thông trực tuyến Shangyou News rằng việc sử dụng cụm từ "You take a cup" bằng tiếng Trung Quốc là thiếu cân nhắc, đồng thời cho biết cửa hàng đã đưa ra lời xin lỗi công khai.

Phương ngữ Ôn Châu được sử dụng tại địa phương và các khu vực lân cận thành phố này.

Đó là một dạng tiếng Ngô, có sự khác biệt đáng kể về cách phát âm và từ vựng so với ngôn ngữ phổ thông của đất nước là tiếng Quan thoại, dựa trên giọng miền Bắc Trung Quốc.

Thực tế, rất khó để một người nói tiếng Quan thoại hiểu được phương ngữ Ôn Châu. Theo điều tra dân số gần đây nhất ở Trung Quốc, khoảng 5 triệu người sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ.

quang cao tra sua anh 2

Những tuyên bố gây tranh cãi trong quảng cáo của P&G. Ảnh: WeChat.

Đây không phải lần đầu tiên một nhãn hàng tại Trung Quốc vướng bê bối vì cách làm thương hiệu và quảng cáo phản cảm.

Đầu năm 2022, gã khổng lồ hàng tiêu dùng Mỹ Procter & Gamble (P&G) đã phải xin lỗi về hình ảnh đồ họa được đăng trên WeChat có tiêu đề: "Chân của phụ nữ hôi hơn đàn ông gấp 5 lần. Nếu không tin, hãy ngửi thử xem".

"Chúng tôi thành thật xin lỗi vì nội dung quảng cáo không phù hợp, không tôn trọng phụ nữ. P&G luôn ủng hộ các giá trị bình đẳng, khoan dung và tôn trọng. Chúng tôi đã xóa quảng cáo và bắt đầu xem xét lại tài khoản WeChat này", hãng cho biết.

Dân mạng nhận xét quảng cáo cho thấy P&G coi thường phụ nữ, kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của hãng.

P&G cũng đã gỡ bỏ quảng cáo được đăng tải vào ngày 13/3 sau khi vấp phải phản ứng dữ dội của công chúng Trung Quốc, theo South China Morning Post.

Quảng cáo đã bị gỡ chứa một số tuyên bố về vấn đề vệ sinh phụ nữ song dường như không có căn cứ khoa học. Hãng muốn giới thiệu bộ sản phẩm vệ sinh cơ thể với 5 sản phẩm, được quảng cáo là có thể khiến toàn bộ cơ thể phụ nữ có mùi thơm.

Một trong số các tuyên bố trong quảng cáo là nói phụ nữ có tuyến mồ hôi ở chân mạnh gấp 5 lần nam giới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về sự khác biệt trong việc đổ mồ hôi giữa hai giới vẫn chưa có được câu trả lời chắc chắn.

Năm 2021, một thương hiệu Trung Quốc có tên Purcotton cũng bị chỉ trích gay gắt vì tung ra quảng cáo xúc phạm phụ nữ. Cụ thể, một cô gái khiến kẻ biến thái đang bám theo phải hoảng sợ, từ bỏ ý định quấy rối với khuôn mặt mộc sau khi sử dụng bông tẩy trang của hãng này.

Đầu tháng 3, cơ quan giám sát thị trường ở Giang Tây cũng điều tra công ty về sản phẩm sức khỏe Huiren Shenbao vì làm quảng cáo tuyên bố một nửa nam giới không thể ngừng nhìn vào ngực phụ nữ trong mùa hè.

Bị đuổi việc vì không khoe công ty lên mạng ở Trung Quốc

Vụ nam tài xế Trung Quốc bị phạt tiền, đuổi việc do không chia sẻ các bài đăng về nơi anh làm việc lên trang cá nhân khiến dư luận bức xúc.

Tại sao tình dục lại thú vị

Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm