Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quan sát được ngôi sao cách Trái Đất 9 tỷ năm ánh sáng

Các nhà khoa học đã quan sát được hình ảnh một ngôi sao ở khoảng cách 9 tỷ năm ánh sáng nhờ hiện tượng thiên văn có tên "thấu kính trọng trường".

'Thấu kính trọng trường' giúp con người nhìn xa vào vũ trụ Hiện tượng thấu kính trọng trường xuất hiện khi ánh sáng từ các ngôi sao bị bẻ cong do di chuyển gần vật thể có lực hấp dẫn lớn như hố đen hay cụm thiên hà.

Theo Guardian, kính viễn vọng Hubble đã thu được hình ảnh xuất phát từ ngôi sao MACS J1149+2223 Lensed Star 1, được các nhà khoa học đặt tên Icarus, cách Trái Đất 9 tỷ năm ánh sáng, ngôi sao đơn lẻ xa nhất con người từng quan sát được.

Qua phân tích, các nhà khoa học xác định Icarus là một ngôi sao xanh khổng lồ, loại sao hiếm trong vũ trụ. Ngôi sao này lớn hơn và sáng hơn Mặt trời nhiều lần. Icarus hiện đã ở khoảng cách rất xa so với hình ảnh mà các nhà khoa học vừa thu được. Nhiều khả năng ngôi sao này đã chết và biến thành một hố đen hoặc một sao neutron.

ngoi sao cach Trai Dat 9 ty nam anh sang anh 1
Ánh sáng phát ra từ ngôi sao Icarus cách Trái Đất 9 tỷ năm ánh sáng. Ảnh: NASA.

Thông thường, các thiết bị của con người chỉ có thể xác định được các ngôi sao đơn lẻ trong khoảng cách 100 triệu năm ánh sáng. Hình ảnh từ những ngôi sao ở khoảng cách xa như Icarus thường rất mờ nhạt và khó có thể được xác định, trừ khi chúng phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã quan sát được Icarus nhờ hiện tượng có tên "thấu kính trọng trường". Đây là hiện tượng thiên văn mà ánh sáng bị bẻ cong khi có sự di chuyển gần thẳng hàng giữa nguồn phát sáng (ngôi sao), một vật thể có lực hấp dẫn rất lớn (hố đen, thiên hà) và nguồn thu ánh sáng.

Trong trường hợp này, ánh sáng từ Icarus đã bị bị bẻ cong bởi một chùm thiên hà cách Trái Đất 5 tỷ năm ánh sáng, dẫn tới hiện tượng thấu kính trọng trường quan sát được từ Trái Đất.

"Thông thường, ánh sáng từ các ngôi sao sẽ được khuếch đại khoảng 600 lần nhờ vào các cụm thiên hà. Nhưng đôi khi có một ngôi sao của thiên hà nằm ở vị trí thẳng hàng với nguồn sáng và nguồn thu, làm tăng độ khuếch đại lên nhiều lần", giáo sư Patrick Kelly từ Đại học Minnesota cho biết.

Các nhà khoa học cho biết ánh sáng từ Icarus đã được khuếch đại hơn 2.000 lần nhờ hiện tượng thấu kính trọng trường.

Hiện tượng thấu kính trọng trường được cho là tồn tại rất phổ biến trong vũ trụ với hàng tỷ thiên hà và hàng tỷ tỷ ngôi sao liên tục di chuyển. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng thiên văn này đã tạo ra một thấu kính tự nhiên lớn gấp nhiều lần những gì con người có thể chế tạo, giúp nhân loại nhìn xa hơn vào vũ trụ.

Tàu vũ trụ Thiên Châu 1 ghép thành công với trạm Thiên Cung 2 Tàu chở hàng đầu tiên của Trung Quốc Thiên Châu 1 đã lần đầu ghép nối thành công với trạm Thiên Cung 2 vào ngày 22/4, 2 ngày sau khi được phóng từ trạm vũ trụ ở tỉnh Hải Nam.

Nghĩa địa giữa đại dương chôn xác hàng trăm tàu vũ trụ

Nằm ở tận cùng Trái Đất giữa bốn bề đại dương, Point Nemo là nơi các quốc gia đáp những mảnh còn lại của hàng trăm con tàu vũ trụ dưới lớp nước lạnh giá.

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 bị thiêu rụi khi tiến vào khí quyển Trái Đất

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã rơi ở khu vực Nam Thái Bình Dương, theo truyền thông Mỹ và Trung Quốc.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm