Kỷ nguyên của đồ bộ thể thao trỗi dậy vào thời điểm đại dịch Covid-19 nổ ra trên toàn thế giới. Do việc đi lại gặp nhiều trở ngại, mọi người dần sắm sửa đồ bộ mặc trong nhà để thoải mái hơn.
Khi cuộc sống trở lại bình thường, con người cũng phải quay lại guồng công việc như trước. Do đó, đây là lúc để loại bỏ đồ bộ thể thao và mặc lại quần jeans.
Đồ bộ thể thao từng được các sao yêu thích trong mùa dịch. Ảnh: CelebMafia, Vogue. |
Quần jeans cho thời kỳ "bình thường mới"
Thách thức thực sự khi quay lại với quần jeans không phải là vòng eo của bạn. Quần jeans có tính dân chủ và vượt thời gian, bởi vì hình dáng, màu sắc và cách giặt nó. Những ai sở hữu một chiếc quần jeans đều biến chúng thành của riêng mình.
Ở người phương Tây, quần jeans đại diện cho sự dẻo dai trong thế giới thực. Những chiếc đinh tán bằng đồng thau vốn là nét đặc trưng của mỗi cặp đàn truyền thống mà người thợ đúc vàng từng làm khuynh đảo các dòng sông của bang miền Tây. Ngoài ra, quần jeans còn đại diện cho giới tính.
Mới đây, bộ phim The Power of the Dog lấy bối cảnh ở vùng nông thôn Montana vào những năm 1920, đan xen giữa biểu tượng bụi và ngựa của truyền thống điện ảnh phương Tây kết hợp với nét hiện đại, phóng khoáng của thế kỷ 21.
The Power of the Dog là tác phẩm được ca ngợi nhiều nhất trong làn sóng mới của phương Tây. Bộ phim này đã thúc đẩy sự hồi sinh của denim, lôi cuốn người xem mặc quần jeans, áo khoác bò như một cách ăn mặc hoài cổ.
Bộ phim The Power of the Dog thúc đẩy sự hồi sinh của trang phục denim. Ảnh: The Times. |
Trong một thập kỷ kể từ khi skinny jeans bắt đầu thất sủng, nhiều phụ nữ bày tỏ sự nuối tiếc. Họ lặng lẽ hỏi xem mặc đồ bó sát có được coi là mốt, hay những chiếc quần jeans rộng thùng thình liệu có thực sự sang trọng.
Nhiều nhà thiết kế và các thương hiệu denim đã có những cuộc đối đầu không ngừng nghỉ. Kể từ khi denim được ưa chuộng trở lại, những phiên bản mới lạ, độc đáo như ống rộng, họa tiết chắp vá hoặc thêu, kiểu ống quần màu chàm hoặc tẩy trắng lần lượt ra đời.
Thay đổi để tốt hơn
Denim là loại vải "khát nước" để làm việc, đòi hỏi lượng lớn nước và năng lượng trong quá trình sản xuất. Một chiếc quần jeans có khả năng tạo ra lượng khí thải carbon gấp 4 hoặc 5 lần chiếc áo phông do trọng lượng của vải nặng hơn.
Tác động môi trường có nhiều cấp độ và các thương hiệu đang giải quyết nó thông qua nhiều chiến lược khác nhau. Cải cách sử dụng thuốc nhuộm hóa học ít tác động nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm lượng nước sử dụng.
Quần jeans chưa từng có dấu hiệu lỗi mốt qua nhiều năm. Ảnh: Net a Porter. |
Theo The Guardian, quần jeans thông thường cần ít nhất 2,5 lít nước để sản xuất. Thương hiệu Frame đã phát triển quần jeans làm từ sợi và vải denim có thể phân hủy sinh học, với đinh tán được thay thế bằng nút và dây buộc có thể tháo ra. Vì thế, quần áo sẽ hoàn toàn tan rã nếu bị chôn vùi.
Để giảm thiểu những tác hại của thời trang ra môi trường, thương hiệu White Stuff sử dụng 98% nước tái chế và 85% làm khô bằng không khí trong quá trình sản xuất để cắt giảm việc sử dụng năng lượng.
Những chiến lược mua sắm có đạo đức mà mọi người có thể đồng ý là mua ít quần áo hơn, mua đồ cũ nếu có thể, giảm thiểu việc giặt giũ và hạn chế vứt bỏ quần áo. Theo các chuyên gia, với những thước đo trên, quần jeans có thể đạt điểm cao một cách đáng ngạc nhiên. Bạn chỉ cần sắm vài mẫu trơn ống đứng hoặc phom dáng rộng vì chúng dễ phối với mọi kiểu áo.
Để giữ quần jeans được bền màu, bạn nên làm mới bằng nước xịt giặt thân thiện với môi trường tại chỗ có vết bẩn. Đây là cách làm sạch nhanh chóng và ít gây hại cho môi trường thay vì giặt quá nhiều. Nếu bạn biết cách chăm sóc chúng, quần jeans sẽ tồn tại được lâu hơn và thậm chí còn đẹp hơn lúc mua ban đầu.
Quần jeans nên hạn chế giặt bằng máy và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ảnh: Real Time. |