Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Qua cửa kiểm duyệt nghiêm ngặt, sản phẩm NutiFood lên kệ Walmart

Để sở hữu tấm vé thông hành vào hệ thống siêu thị đa quốc gia Walmart, doanh nghiệp phải đảm bảo hơn 250 tiêu chuẩn khắt khe của “gã khổng lồ” ngành bán lẻ.

Dù chặng đường hợp tác với Walmart không đơn giản, hầu hết doanh nghiệp vẫn đặt mục tiêu “kết bạn” với gã khổng lồ này.

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt vào Walmart?

Hơn nửa thế kỷ thành lập và phát triển, Walmart nổi tiếng khắt khe với loạt quy định về trách nhiệm xã hội, an ninh hàng hoá, an toàn thực phẩm… bên cạnh yêu cầu về chất lượng, sản lượng, giá thành. Một doanh nghiệp muốn lên kệ Walmart đồng nghĩa phải đáp ứng tất cả quy định “khó nhằn” này.

Lãnh đạo Walmart tại Việt Nam từng chia sẻ, một số nhãn hàng Việt vào được hệ thống bán lẻ này nhưng số lượng chưa nhiều. Trong đó, chủ yếu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thương hiệu thuần Việt gần như đếm trên đầu ngón tay.

Năm 2017, lần đầu, những lô hàng cá tra của một công ty Việt được cấp phép phân phối trong Walmart sau khi trải qua 4 lần kiểm định chất lượng. Trước đó, công ty này chi 1 triệu USD cho các nhà máy sản xuất, bền bỉ đầu tư trong gần 10 năm.

Đại diện công ty chia sẻ, muốn đưa hàng vào Walmart phải nghiên cứu kỹ thị trường, xây dựng chuỗi khép kín từ thiết kế đến sản xuất, có quy mô đủ lớn mới mong đáp ứng yêu cầu của đại gia ngành bán lẻ.

Một doanh nghiệp da giày lớn khác khẳng định, hợp tác với Walmart không đơn giản bởi các công ty Việt Nam thường không chủ động nguồn nguyên liệu. Họ gặp khó trong việc duy trì số lượng lớn hàng hóa, một trong những điều kiện tiên quyết nếu muốn lên kệ.

NutiFood anh 1

Sữa đậu nành Nuti của NutiFood vượt tiêu chí kiểm duyệt khắt khe để vào Walmart.

Đến hiện tại, số lượng doanh nghiệp Việt hợp tác với Walmart vẫn hiếm hoi. Do đó, thông tin về thương hiệu Việt vừa có được “cái gật đầu” của “gã khổng lồ” này khiến giới kinh doanh lẫn người tiêu dùng bất ngờ.

Đáp ứng loạt quy định “ngặt nghèo”

Bất chấp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19, sữa đậu nành của NutiFood vừa lên kệ Walmart tại Trung Quốc. Đại diện thương hiệu Việt cho biết, đây là thương hiệu sữa đậu nành đầu tiên của Việt Nam phân phối trong hệ thống đại siêu thị này.

Để “kết bạn” với Walmart, thử thách đầu tiên NutiFood phải chinh phục là các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm. Theo đó, nguyên liệu làm sữa tuyển chọn từ những hạt đậu nành chất lượng. Doanh nghiệp này cũng đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại trích ly 2 lần giúp lưu giữ giá trị dinh dưỡng tự nhiên của từng hạt đậu.

NutiFood anh 2

Sữa đậu nành NutiFood đầu tư dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu của Walmart.

Ngoài ra, công ty đáp ứng các yêu cầu về an ninh hàng hoá, an toàn thực phẩm… dù sản phẩm đã có mặt tại nhiều thị trường quốc tế trước đó, bao gồm Mỹ.

Nhằm đảm bảo tính khách quan, Walmart thuê đơn vị đánh giá độc lập đến Việt Nam, khảo sát kỹ văn phòng và nhà máy NutiFood để đánh giá. Nhân sự được chọn phỏng vấn ngẫu nhiên, yếu tố phúc lợi xã hội như tiền lương, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm… được quan tâm.

NutiFood anh 3

Sản phẩm nhận sự quan tâm lớn của người dùng xứ Trung.

“Sau mỗi hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài, chất lượng và tiêu chuẩn các nhà máy sản xuất của NutiFood được nâng lên tầm cao mới. Việc công ty chấp nhận thay đổi và thách thức, ngoài phát triển bản thân, chúng tôi muốn góp phần tăng chất lượng sản phẩm cũng uy tín thương hiệu Việt trên trường quốc tế”, đại điện NutiFood chia sẻ.

Việc đưa sữa đậu nành vào Walmart tại Trung Quốc cho thấy tiềm lực của doanh nghiệp này cũng như chiến lược khẳng định chất lượng sản phẩm, vươn ra thế giới.

Tham vọng vươn tầm của thương hiệu Việt

“Mục tiêu của chúng tôi là nâng chuẩn dinh dưỡng cho người Việt nói riêng, mang đến những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng ở nhiều nước khác nói chung”, đại diện NutiFood khẳng định.

Trước khi ký kết thành công với đại gia bán lẻ để phân phối sữa đậu nành tại Trung Quốc, hãng sữa Việt nhiều lần “mang chuông đi đánh xứ người” thành công. Đầu năm 2018, tin sữa đặc trị NutiFood có tấm “visa” vào Mỹ như cú hích khiến nhiều doanh nghiệp có thêm đông lực, tự tin để tiến vào thị trường mơ ước bên kia bán cầu.

Để đặt chân vào vùng đất khai sinh ra sữa đặc trị, bên cạnh việc phải hoàn thiện nhà máy, đáp ứng tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) và hàng chục yêu cầu khắt khe khác do FDA quy định, các nhân sự chủ chốt NutiFood phải tham gia quy trình đào tạo để nhận giấy chứng nhận từ tổ chức này.

NutiFood anh 4

Nhà máy sản xuất sản phẩm organic của NutiFood tại Thuỵ Điển.

Sau “tấm visa” đầu tiên, NutiFood tiếp tục bắt tay với tỷ phú Erik Paulsson, ông chủ tập đoàn Backahills,để xây dựng nhà máy NutiFood Sweden AB tại Stockholm (Thụy Điển).

"Việc xây dựng nhà máy tại Thụy Điển là bước tiếp theo để chúng tôi tạo ra sản phẩm theo tiêu chuẩn châu Âu, đồng thời chinh phục thị trường tại lục địa già", ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT NutiFood, chia sẻ.

Song song với việc xây dựng nhà máy, công ty thành lập Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng tại Thụy Điển với các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới. Dưới sự tư vấn của viện nghiên cứu, trang trại bò sữa NutiMilk cho ra nguồn sữa đạt chất lượng 3,5 gram đạm và 4,0 gram béo trên 100 ml, ngang tầm thế giới. Đây là nguồn sữa dùng làm nguyên liệu sản xuất sữa tươi 100 điểm NutiMilk vừa ra mắt vào trung tuần tháng 9.

Trước đó, công ty bắt tay tập đoàn BASF (Đức) ứng dụng nguồn dinh dưỡng tiên tiến HMO trong sản phẩm sữa dinh dưỡng cho trẻ em. Với sự hợp tác cùng doanh nghiệp quốc tế, NutiFood từng bước hiện thực hóa mục tiêu vượt khỏi biên giới Việt Nam, vươn tầm thế giới.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm