Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PVN trần tình chuyện 'quên' nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng

Chiều 9/7, PVN đã tổ chức họp báo về tình hình kinh doanh quý II/2012, song mọi câu hỏi của báo giới đều xoay quanh câu chuyện PVN “quên” không nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng, cũng như việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại tập đoàn trong lộ trình tái cơ cấu tới năm 2015.

PVN trần tình chuyện 'quên' nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng

Chiều 9/7, PVN đã tổ chức họp báo về tình hình kinh doanh quý II/2012, song mọi câu hỏi của báo giới đều xoay quanh câu chuyện PVN “quên” không nộp ngân sách 21.000 tỷ đồng, cũng như việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại tập đoàn trong lộ trình tái cơ cấu tới năm 2015.

>> Petro Việt Nam 'quên' nộp 19.000 tỷ đồng?
>> PVN khẳng định không 'quên' nộp 21.000 tỷ đồng

Ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khẳng định, không có chuyện tập đoàn này “quên” nộp ngân sách số tiền 21.000 tỷ đồng. Ông Thực cho biết PVN luôn thực hiện nghiêm túc việc nộp NSNN dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

PVN không “quên” nộp tiền ngân sách

Hiện nay nguồn thu lớn của PVN đến từ liên doanh dầu khí VietsoPetro (liên doanh dầu khí của VN và Liên bang Nga) đã hoạt động hàng chục năm nay. Mỗi năm, PVN theo nguyên tắc, đều được nhận phần lợi nhuận mà phía Việt Nam được hưởng theo nội dung hiệp định giữa hai quốc gia. Số tiền này được gọi là tiền lãi dầu khí nước chủ nhà.

Ông Thực lý giải: Theo quy định tại Nghị định 142/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì tiền lãi dầu khí thu được từ Vietsovpetro và các hợp đồng chia sản phẩm được nộp 50% vào NSNN; 50% còn lại PVN được phép giữ lại để đầu tư vào các dự án trọng điểm dầu khí đã được phê duyệt. Hằng năm, số liệu về nộp và để lại tiền lãi dầu khí đều đã được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xác nhận.

Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Phùng Đình Thực khẳng định không có chuyện PVN quên nộp hơn 21.000 tỷ đồng vào NSNN

Một điểm nữa mà ông Thực lưu ý là, khái niệm “lãi nước chủ nhà” chưa được hiểu chính xác nên có quan điểm cho rằng PVN nhận được quá nhiều ưu ái, song thực tế không hẳn vậy.

Trước đây, khi Liên Xô đầu tư vào khai thác thì PVN được hưởng lãi nước chủ nhà 50%, nhưng hiện Vietsopetro đã là liên doanh với phần góp vốn hai bên là 50-50, cùng với đó giá dầu thế giới, tỷ giá VND/USD liên tục biến động đã khiến phát sinh khoản chênh lệch giữa số tiền lãi được để lại cho PVN sử dụng và dự toán NSNN giao cho PVN.

“Vì có sự khác biệt về thời điểm, nên có lúc giữa bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và PVN tính có khác nhau, chứ hoàn toàn không có việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam quên nộp 21.000 tỷ đồng” – ông Thực khẳng định.

Sẽ không thoái 100% vốn tại các công ty con

Liên quan tới việc tái cơ cấu lại tập đoàn, ông Thực cho biết, trong tháng 7 này PVN sẽ trình Chính phủ bản đề án đã được hoàn thiện. Theo đó, PVN sẽ chỉ tập trung chủ yếu vào 5 lĩnh vực chính: thăm dò khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ công nghiệp kỹ thuật cao. Do đó, tất cả các lĩnh khác ngoài 5 lĩnh vực chính sẽ được PVN thoái vốn từ nay tới năm 2015. Tuy nhiên, Chủ tịch PVN nhấn mạnh, mục tiêu là như vậy nhưng thực tế quá trình thoái vốn có thể nhanh hơn và phụ thuộc vào thời điểm thực tế.

Tổng số vốn mà PVN cần thoái tại các công ty con, công ty “cháu” là 5.000 tỷ đồng. “Nếu thị trường tốt, vốn Nhà nước đảm bảo và thời cơ đến sớm hơn thì không nhất thiết phải chờ đến năm 2015, còn nếu tình hình xấu mà thấy rằng thoái vốn sớm dẽ dẫn tới mất vốn thì cũng chưa nhất thiết triển khai sớm” – ông Thực nói.

PVN chỉ muốn thoái 20% vốn tại PVFC

Riêng với 2 tổng công ty đặc thù thuộc PVN là Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) và Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC), Chủ tịch PVN bổ sung, có thể mức thoái vốn sẽ không phải là 100% mà ít hơn do các đơn vị này mang tính chất đặc thù, đặc biệt. Đơn cử, PVFC thành lập từ năm 2000, chức năng nhiệm vụ không như các đơn vị tài chính khác mà nhằm thu hút vốn cho các dự án của PVN, do đó PVN đang đề xuất Chính phủ sẽ chỉ thoái 20% vốn tại tổng công ty này.

Tương tự, PVN cũng đề xuất chỉ thoái 18% vốn tại Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí. “Nếu Chính phủ cho phép, PVN sẽ chỉ thoái vốn 18-20% tại các đơn vị này, nếu không PVN sẽ cam kết thoái 100% vốn” – ông Thực bày tỏ.

Dự kiến, sau khi thoái vốn tại các công ty con, tổng số công ty con của PVN còn lại là 14 công ty (chưa kể số công ty “cháu”). “Trên cơ sở đề án được phê duyệt PVN sẽ rà soát lại các công ty cấp 2 và cấp 3, với mục tiêu hoạt động theo đúng 5 lĩnh vực trọng điểm” – ông Thực bày tỏ.

Về phản ứng đối với việc Trung Quốc công bố mới thầu 9 lô dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam sau khi các cơ quan của Việt Nam và PVN đã lên tiếng phản đối việc mời thầu sai trái trên, ông Thực cho biết, đến thời điểm này Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) không có phản ứng gì thêm. Các hoạt động hợp đồng, hợp tác của PVN với các đối tác nước ngoài như Ấn Độ, Nga, Mỹ… để thăm dò dầu khí tại các khu vực biển mà Trung Quốc mời thầu trái phép vẫn diễn ra bình thường.

Theo Infonet

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm