Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phút trải lòng của nghệ sĩ xăm trổ cho Yakuza

"Tôi gia nhập Yakuza một phần vì rất thích những hình xăm mạnh mẽ. Chúng có thể chứng tỏ ngay bạn là ai", nghệ sĩ xăm mình nổi tiếng nhất Nhật Bản chia sẻ.

Ông Yoshihito Nakano phác thảo một mẫu hình xăm. Ảnh: lowriderarte
Ông Yoshihito Nakano phác thảo một mẫu hình xăm. Ảnh: lowriderarte

Yoshihito Nakano (68 tuổi) là nghệ sĩ xăm mình nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông bắt đầu quan tâm đến nghệ thuật xăm từ khi 11 tuổi, lúc ông chứng kiến một người đàn ông là thành viên Yakuza khoe những hình xăm kín người trong phòng tắm công cộng. Càng tìm hiểu về hình xăm, ông càng đam mê loại hình nghệ thuật này. 

Nakano có hình xăm đầu tiên trên lưng vào năm 22 tuổi. Sau hơn 12 năm, ông đã xăm kín toàn bộ cơ thể. "Đây là một trong những điểm tích cực của nghệ thuật xăm mình truyền thống Nhật Bản, vì nó đòi hỏi thời gian, tư duy để suy ngẫm về chúng. Người phương Tây chỉ thích hoàn thành thật nhanh trong ngày, một sở thích nhất thời, sau đó họ nuối tiếc vì đã đi xăm", ông Nakano phân tích.

Thế giới riêng của những người có hình xăm

Theo quan điểm của ông Nakano, bất kỳ ai cũng có thể xăm những hình vẽ ẩn bên dưới lớp vỏ bọc đời thường. "Trang phục của một người giống như biểu tượng xã hội của họ, nó thể hiện bạn là một nhà sư, linh mục, công nhân viên ăn lương hay một bác sĩ. Nhưng trong phòng tắm công cộng, khi mọi người đều không còn mặc quần áo, thì chẳng ai biết bạn là ai. Khi đó, hình xăm chính là biểu tượng của riêng bạn. Những người xăm mình cảm thấy họ thuộc về thế giới khác", Nakano nói trên trang Japan Subculture.

Ông Nakano giới thiệu về một tác phẩm hình xăm tại một sự kiện năm 2012. Ảnh: Japan Subculture
Ông Nakano giới thiệu về một tác phẩm xăm tại một sự kiện năm 2012. Ảnh: Japan Subculture

Trong cuộc sống hiện đại, dù nghệ thuật xăm mình của Nhật Bản rất thịnh hành ở nước ngoài, đặc biệt ở các nước châu Âu, nó lại bị chính người dân trong nước ghẻ lạnh. Thậm chí, thị trưởng Osaka, ông Toru Hashimoto, từng phát động chiến dịch kêu gọi tẩy chay xăm mình trong khối nhà nước. "Một số nơi chấp nhận hình xăm, nhưng đây không phải là lối sống của một công bộc của dân. Nếu họ khẳng định thích xăm mình thì tốt hơn là họ nên rời khỏi tòa thị chính và làm việc trong khối tư nhân", ông Hashimoto phát biểu hồi tháng 5/2012.

Đi sâu tìm hiểu động cơ của ông Hashimoto và tâm lý chung của người Nhật Bản, ông Nakano cho rằng phần lớn người Nhật hành động cảm tính và họ mang những nỗi lo ngại mơ hồ về những người xăm mình. “Truyền thông Nhật Bản không xem đây là một loại hình nghệ thuật còn người dân bình thường cũng xem nó là một điều xấu". Ông Nakano kể lại một kỷ niệm trong hồ tắm công cộng mà ông nhớ mãi: "Khi một người có hình xăm đi vào, bố của đứa bé liền nói với cậu con rằng: 'Đừng lại gần đó, đừng có nhìn ông ấy'. Chẳng trách các thế hệ sau cứ duy trì ác cảm với hình xăm".

Kể từ đầu năm 2000, một số khách hàng nước ngoài đã tìm đến cửa hàng của ông Nakano. "Bây giờ khách hàng nước ngoài của tôi chiếm đến 40%. Những người chuộng nghệ thuật xăm mình Nhật Bản trên thế giới ngày càng nhiều. Hình xăm có thể dần biến mất, nhưng tính nghệ thuật của nó không bao giờ phai nhạt".

Người Nhật và nỗi sợ hãi hình xăm của Yakuza

Nhiều người nhắc đến Nhật Bản với truyền thống xăm trổ nhưng người dân tại quốc gia này kỳ thị những người có hình xăm bởi liên hệ chúng với những băng đảng Yazuka khét tiếng.

Không phải ai xăm mình cũng làm chuyện xấu

Bản thân ông Nakano từng là thành viên Yakuza khi còn trẻ. "Tôi gia nhập Yakuza một phần vì rất thích những hình xăm mạnh mẽ. Chúng đã chứng tỏ ngay bạn là ai". Nakano bắt đầu tự thiết kế những mẫu hình xăm của riêng ông, sau đó sự đam mê với công việc khiến ông trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Do vậy ông rời bỏ băng đảng Yakuza và đi học việc với một nghệ sĩ ở tuổi 25.

Với tài hoa nổi tiếng và những mối quan hệ cũ trong thế giới ngầm, ông Nakano trở thành nghệ sĩ xăm mình rất được Yakuza tín nhiệm. Giai đoạn cuối thế kỷ 20, ông đã xăm cho rất nhiều khách hàng là thành viên các băng đảng Yakuza. 

Tuy nhiên, "10 năm trôi qua, mọi sự đã thay đổi rất nhiều. Từ khi chính phủ ban hành luật chống các tổ chức tội ác khoảng cuối thập niên 1990 đến nay, khách hàng hiện tại của tôi chỉ còn lại 10% là người trong Yakuza", ông Nakano cho biết. Theo vị nghệ sĩ xăm mình này, một số băng đảng hiện nay đã yêu cầu các thành viên đi xóa hình xăm bằng laser nếu nhóm có khả năng thanh toán.

Tại một sự kiện do câu lạc bộ phóng viên nước ngoài ở Nhật Bản (FCCJ) tổ chức vào tháng 5/2012, ông Nakano khẳng định hình xăm vẫn là một biểu tượng đặc trưng của các băng đảng tội phạm Nhật Bản. Dẫu vậy, ngày nay họ không còn bắt buộc phải xăm mình để chứng tỏ là thành viên Yakuza. 

Ông Nakano bày tỏ một quan điểm khiến nhiều người suy ngẫm: Yakuza thực sự đã làm những việc xấu, nhưng không phải những người không có hình xăm đều là người tốt. "Hãy nhớ lại trận động đất kinh hoàng ở Kobe năm 1995, khi đó những người đầu tiên ứng cứu khẩn cấp và mang đồ cứu trợ là Yakuza. Họ phân phát thức ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cho người sống sót trước khi chính quyền đến. Báo chí chẳng bao giờ đưa tin về những việc làm tốt của Yakuza. Nhưng khi họ đã làm việc ác thì chắc chắn cả giới truyền thông sẽ nhảy vào mổ xẻ", Nakano nói.

Nguồn gốc những tập tục kỳ dị của mafia Nhật Bản

Trong các gia đình mafia Nhật Bản, hay Yakura, một thành viên sẽ phải tự chặt đốt ngón út trên bàn tay phải trong lần phạm lỗi đầu tiên

Những hình xăm khiến người xem lạnh gáy

Xăm mình đang trở thành nghệ thuật được khá đông người yêu thích. Tuy nhiên, vẫn có những hình xăm khiến người xem rùng mình vì sự chết chóc và tội ác đằng sau nó.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm