Thiếu sắt là mối quan tâm đáng kể và phần lớn bị bỏ qua trong thai kỳ. Ảnh: Istock. |
Để đáp ứng nhu cầu sắt tăng trong thời kỳ mang thai, phụ nữ được khuyến nghị bổ sung 27 mg sắt hàng ngày trong suốt thai kỳ. Vì rất khó để có được lượng này chỉ thông qua chế độ ăn uống, các cơ quan y tế khuyến cáo mẹ bầu bổ sung vitamin tổng hợp có chứa sắt hàng ngày trước khi sinh.
Lượng này đủ để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ hay không vẫn chưa rõ ràng và cần được nghiên cứu thêm.
Nhóm nhà nghiên cứu do bà Crystal Karakochuk (tại Đại học British Columbia) đứng đầu đã đánh giá tình trạng sắt trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ của 60 phụ nữ. Họ nhận 27 mg sắt mỗi ngày như một phần của thử nghiệm ngẫu nhiên.
Tất cả người tham gia được hướng dẫn uống một viên vitamin tổng hợp trước sinh vào buổi sáng và một viên vào buổi tối. Mỗi viên vitamin tổng hợp trước sinh cung cấp 13,5 mg sắt, tổng cộng 27 mg sắt mỗi ngày.
Các mẫu máu được lấy tương ứng giữa 8-21 và 24-38 tuần tuổi thai. Mức độ sắt, các dấu hiệu viêm cũng như tỷ lệ thiếu sắt, thiếu máu và thiếu máu do thiếu sắt cũng được đo.
Tỷ lệ thiếu sắt cao ghi nhận trong nhóm phụ nữ mang thai khỏe mạnh, ít nguy cơ ở cả giai đoạn đầu và sau của thai kỳ. Ở thời điểm đầu, 28% phụ nữ có nồng độ ferritin, loại protein dự trữ sắt trong tế bào, dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt.
Sau đó, phần lớn phụ nữ (81%) có khả năng bị thiếu sắt. Điều này vẫn xảy ra mặc dù đã cung cấp 27 mg sắt hàng ngày trong suốt quá trình nghiên cứu. Dù thiếu sắt không tiến triển thành thiếu máu, các protein được tìm thấy trong máu tăng cao trước khi thiếu máu do thiếu sắt tăng lên.
Thiếu sắt vẫn là mối quan tâm đáng kể và phần lớn bị bỏ qua trong thai kỳ. Nghiên cứu này không chỉ phát hiện ra tỷ lệ thiếu sắt cao mà còn đặt ra câu hỏi liệu các loại vitamin tổng hợp trước khi sinh có đủ để duy trì nồng độ ferritin trong suốt thai kỳ.
Nghiên cứu này cho thấy phụ nữ có thể cần bổ sung sắt vượt quá 27 mg mỗi ngày trong giai đoạn sau của thai kỳ. Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp đánh giá tình trạng sắt vào các hướng dẫn thực hành lâm sàng khi mang thai để giải quyết tình trạng thiếu sắt và duy trì lượng sắt tối ưu trong suốt thai kỳ.
Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vì thế, tiến sĩ Michael Auerbach, tại Đại học Georgetown, nhấn mạnh sự cần thiết của việc tầm soát và điều trị rộng rãi tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.