Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ Afghanistan sống nhờ vào Bitcoin

Người dân Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, trông cậy vào tiền mã hóa để vượt qua khó khăn khi nền tài chính tại quốc gia này đang ở tình cảnh hỗn loạn.

Khi bắt đầu trả lương cho nhân viên và người lao động tự do bằng Bitcoin từ 10 năm trước, Roya Mahboob không ngờ rằng việc này sẽ mang đến cho những phụ nữ Afghanistan một con đường sống, sau sự kiện chính quyền Kabul sụp đổ vào tháng 8 vừa qua.

Mahboob, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Digital Citizen Fund cùng với chị của mình, đã dạy hàng nghìn trẻ em gái và phụ nữ các kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản tại trung tâm ở Herat và Kabul. Từ đó, họ biết viết blog, làm video và được trả tiền.

Kênh tài chính dễ tiếp cận

Hầu hết phụ nữ tại quốc gia này không có tài khoản ngân hàng vì không được phép hoặc thiếu giấy tờ để mở. Vì vậy, Mahboob phải sử dụng hawala - hệ thống chuyển tiền thông qua các nhà môi giới truyền thống, đã tồn tại hàng trăm năm trong thế giới Hồi giáo - để trả thù lao. Sau đó cô phát hiện ra Bitcoin.

Phu nu Afghanistan su dung Bitcoin anh 1

Phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan rất khó tiếp cận với hệ thống ngân hàng. Ảnh: Finbold.

"Việc gửi tiền mặt cho mọi người là không khả thi và an toàn, trong khi thanh toán di động không được sử dụng rộng rãi, dịch vụ như PayPal không tồn tại. Sau đó, chúng tôi nghe nói về Bitcoin", Mahboob, 34 tuổi, chia sẻ câu chuyện với Reuters.

"Nó dễ sử dụng, rẻ hơn và an toàn hơn các lựa chọn khác. Vì vậy, chúng tôi đã dạy các cô gái cách dùng, sau đó trả tiền cho nhân viên và những người đóng góp bằng Bitcoin. Chúng tôi nói với họ rằng đó là một khoản đầu tư cho tương lai", cô nói thêm.

Khoảng 1/3 trong số gần 16.000 trẻ em gái và phụ nữ học kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản tại các trung tâm của Mahboob cũng được hướng dẫn cách thiết lập ví điện tử và nhận tiền.

Nếu quan tâm, họ còn có thể tham gia giao dịch, đầu tư vào Bitcoin và Ethereum, một nền tảng đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường tiền mã hóa.

Trong số họ, có những người đã rời khỏi Afghanistan sau khi Kabul rơi vào tay của lực lượng Taliban vào ngày 15/8. Chính ví điện tử đã giúp chuyển họ chuyển tiền ra nước ngoài, từ đó có khả năng sơ tán gia đình và định cư tại đất nước mới.

Xu hướng thừa nhận Bitcoin

Việc chấp nhận tiền mã hóa đang tăng lên nhanh chóng trên toàn thế giới. Tháng trước, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên chính thức lưu hành Bitcoin hợp pháp, song song với hệ thống tiền pháp định.

Phu nu Afghanistan su dung Bitcoin anh 2

Digital Citizen Fund trao cho phụ nữ Afghanistan cơ hội tiếp cận tiền mã hóa. Ảnh: Digital Citizen Fund.

Trong năm nay, các tổ chức đầu tư lớn đã góp phần đẩy giá Bitcoin tăng cao kỷ lục. Nó cũng dần trở thành kênh tài chính được sử dụng bởi những người ít có điều kiện tiếp cận hệ thống ngân hàng, cư dân ở khu vực xung đột, hoặc tại một số quốc qua có tình hình tài chính yếu kém.

"Ở những khu vực bất ổn hoặc gặp rủi ro, nó cung cấp một cách để mọi người hỗ trợ các thành viên trong gia đình", Phó Giáo sư Keith Carter của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết. Theo ông, tiền mã hóa sẽ xâm nhập vào những nơi lạc hậu, thúc đẩy nhu cầu sử dụng, từ đó tạo ra động lực để hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật số.

Tiền mã hóa cũng đang chuyển từ vị trí tài chính phụ sang kênh chủ đạo. Một số nhà đầu tư lớn, những công ty và thậm chí các quốc gia bắt đầu dùng chúng như một loại tài sản, phương tiện thanh toán thông dụng.

Tại những nước như Afghanistan, nơi đa số người dân không có tài khoản ngân hàng, hệ thống tài chính đóng cửa trong thời gian dài, tiền mã hóa đã cho thấy vai trò và sức hút mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong khi những người ủng hộ cho rằng tiền mã hóa có lợi ích lớn, không bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị, siêu lạm phát, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới vẫn xem xét loại tài sản số này một cách thận trọng và dè dặt.

Vào tháng 9, Trung Quốc thông báo cấm toàn bộ hoạt động liên quan đến tiền mã hóa. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Sydney phát hiện gần một nửa số giao dịch Bitcoin trong giai đoạn năm 2009-2017 có liên quan đến việc mua bán hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp.

Vốn hóa thị trường tiền số đã mất hơn 100 tỷ USD Lần đầu tiên sau hơn 1 tháng, giá đồng tiền số Bitcoin đã "phá đáy" 30.000 USD trong phiên ngày 20/7, thổi bay hơn 100 tỷ USD vốn hóa khỏi thị trường tiền số.

Cơn sóng ngầm tiền mã hóa ở Afghanistan

Trong thời điểm nền kinh tế lao đao, giá cả tăng vọt và tiền mặt thiếu thốn, một số người Afghanistan xem tiền mã hóa như kênh tài chính dự phòng đáng tin cậy.

Sợ Taliban trả thù, nữ CEO xóa dữ liệu về nhân viên

Sara Wahedi, nhà sáng lập ứng dụng thông báo nguy hiểm Ehtesab tại Afghanistan cho biết cô đang đấu tranh để bảo vệ nhân viên của mình dưới sự kiểm soát của Taliban.

Lo sợ Taliban, nhóm nữ lập trình viên đã rời Afghanistan

Theo CNN, 5 thành viên của nhóm nữ sinh Afghanistan chuyên phát triển robot vừa được sơ tán đến Mexico. Trước đó, một số người khác đã chạy trốn sang Qatar.

Loai tien ma hoa dang lo ngai hon Bitcoin hinh anh

Loại tiền mã hóa đáng lo ngại hơn Bitcoin

0

Dù Bitcoin là đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất và dần trở thành một loại tài sản mới, giới lập pháp tại các quốc gia đang xem một đối tượng khác là mối đe dọa hệ thống tiền tệ.

Nguyễn Hiếu

Theo Reuters

Bạn có thể quan tâm