Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phủ nhận phát hiện tiếng 'ping' hộp đen QZ8501

Người đứng đầu đội tìm kiếm cứu nạn Indonesia vừa phủ nhận báo cáo cho rằng đã phát hiện tiếng "ping" của hộp đen do chỉ huy quân đội đưa ra trước đó.

  • Đội tìm kiếm máy bay QZ8501 của Indonesia hôm nay phát hiện các tiếng "ping" từ dưới biển Java, mở ra hy vọng trục vớt được hộp đen của phi cơ. Tuy nhiên, nhà chức trách cho hay chưa thể xác nhận thông tin về tín hiệu “ping” xuất phát từ hộp đen của máy bay bị mất tích, BBC đưa tin.


  • Tướng Moeldoko, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia, nói với BBC rằng ông quan ngại rằng hộp đen có thể không nằm trong phần đuôi máy bay AirAsia gặp nạn được tìm thấy cách đây 2 ngày.

  • Phóng viên BBC, người đang trên tàu cùng tướng Moeldoko, cho hay thợ lặn đang tìm kiếm nguồn gốc tiếng ping.

  • Độ sâu của biển Java khoảng 40 m và đội thợ lặn dự đoán hộp đen của chiếc máy bay gặp nạn nằm ở độ sâu này. Đồ họa: Twitter

  • Hiện tại, lực lượng tìm kiếm cứu nạn Indonesia đang tiếp tục vớt đuôi máy bay. Họ dùng cần trục kéo mảnh vỡ lên khỏi mặt nước. Tướng Moeldoko cho hay phần đuôi phi cơ bị vỡ. Lực lượng tìm kiếm phát hiện phần đuôi máy bay ngày 7/1. Hộp đen thường nằm ở phần đuôi của phi cơ.

    Lực lượng cứu hộ khiêng mảnh vỡ máy bay tìm thấy ở biển Java hôm qua. Ảnh: Channel Asia News


  • Đội tìm kiếm Indonesia hôm nay đưa những phao nổi lên trực thăng, từ đó chở ra vùng biển phát hiện đuôi máy bay. Những phao nổi này được sử dụng song song với cần cẩu kéo để vớt các mảnh đuôi máy bay từ đáy biển. Ảnh: Reuters

  • "Một con tàu đã phát hiện tiếng ping. Thợ lặn đang cố gắng tiếp cận âm thanh đó", một nhân viên tìm kiếm cứu nạn Indonesia ở Pangkalan Bun cho BBC hay. Vị trí nơi phát ra tiếng ping có thể gần với nơi đuôi máy bay được tìm thấy.

  • Đội cứu hộ vừa trục vớt thêm hai thi QZ8501 và đang chuyển nạn nhân tới thị trấn Pangkalan Bun. 46 thi thể đã được tìm thấy kể từ khi máy bay AirAsia gặp nạn cùng 162 người, theo Channel News Asia.

  • Theo người đứng đầu lực lượng Hải quân Malaysia, ông Abdul Aziz Jaafar, 33 tàu đã được triển khai tại khu vực tìm kiếm trong ngày thứ 13. Ảnh: Channel News Asia

  • Đến nay, nhà chức trách chưa tìm thấy nạn nhân sống sót trong vụ máy bay AirAsia rơi. Hôm qua, lực lượng cứu hộ cố gắng tiếp cận đuôi máy bay nhưng không thành do dòng nước chảy xiết và tầm nhìn hạn chế. Phần đuôi máy bay vẫn nằm dưới biển Java. Ảnh: AFP


  • Chiến dịch tìm kiếm máy bay của AirAsia gặp nạn hôm 28/12 đã bước sang ngày thứ 13. Tổng cộng 33 tàu đã được triển khai trong ngày hôm nay. 

  • Phóng viên Jack Board của Channel News Asia có mặt tại hiện trường xác nhận, tàu cứu hộ KN Jadaydat của Indonesia đã phát hiện tiếng ping trong quá trình tìm kiếm hộp đen. Hãng Reuters dẫn lời Santoso Sayogo, một nhân viên điều tra thuộc Ủy ban An toàn giao thông Indonesia cho hay hộp đen có thể không còn ở đuôi máy bay và đội cứu hộ đang xác nhận vị trí của nó.

  • “Chúng tôi vừa nhận được thông tin rằng thiết bị định vị đã tìm thấy tiếng ping. Chúng tôi hi vọng âm thanh đó là từ hộp đen của máy bay AirAsia gặp nạn. Có vẻ như hộp đen đã rơi khỏi đuôi phi cơ”, Santoso Sayogo, nhân viên điều tra thuộc Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia cho BBC hay.

  • Việc tìm ra hộp đen là một trong những ưu tiên hàng đầu của đội cứu hộ vì hộp đen có thể cung cấp thông tin về những giây phút cuối cùng của phi cơ trước khi gặp nạn. Thiết bị này có thể phát ra tiếng ping trong 30 ngày khi ở dưới nước.

  • BBC đưa tin, lực lượng cứu họ nghe thấy tiếng ping gần nơi đuôi máy bay được tìm thấy. Điều này có thể đồng nghĩa với việc hộp đen đã tách ra khỏi đuôi phi cơ.

  • Tàu KN Jadaydat của Indonesia đã phát hiện tiếng ping ở vị trí cách nơi đội cứu hộ tìm thấy đuôi của máy bay ít nhất 300 m. "Chúng tôi đang chạy theo các âm thanh và đã cử đội thợ lặn trực tiếp đến nơi phát ra tiếng 'ping' để tìm kiếm", tướng Moeldoko, chỉ huy quân đội Indonesia, cho hay.

  • Các thợ lặn của Indonesia tiếp cận khu vực phát ra tín hiệu "ping". Ảnh: Reuters



  • Channel News Asia đưa tin, người đứng đầu đội tìm kiếm cứu nạn Indonesia, ông Bambang Soelistyo (ảnh), vừa phủ nhận các báo cáo cho rằng tàu cứu hộ đã phát hiện tiếng "ping" nghi của hộp đen. Theo ông Bambang, hệ thống định vị tiếng "ping" chưa phát hiện bất kỳ tín hiệu nào.

    Trước đó, Chỉ huy quân đội Indonesia, Tướng Moeldoko, cho biết tàu KN Jadaydat đã phát hiện tiếng ping ở vị trí cách nơi đội cứu hộ tìm thấy đuôi của máy bay ít nhất 300 m. "Chúng tôi đang chạy theo các âm thanh và đã cử đội thợ lặn trực tiếp đến nơi phát ra tiếng 'ping' để tìm kiếm", ông Moeldoko nói.

     

  • Đội cứu hộ vừa trục vớt thêm hai thi thể trong ngày tìm kiếm hôm nay nâng tổng số thi thể đã được tìm thấy lên 46. Đội cứu hộ vừa chuyển 5 thi thể được tìm thấy trước đó tới thị trấn Pangkalan Bun bằng trực thăng. Một tàu tìm kiếm của Trung Quốc sẽ tới hiện trường vào 17h chiều nay để hỗ trợ tìm kiếm, theo Channel News Asia.

  • Giới chức Indonesia ngày 9/1 thông báo phát hiện vật thể nghi là mũi của máy bay mất tích. Muhammad Aga, một quan chức đội tìm kiếm Indonesia, cho biết trên trang Detik rằng: "Chúng tôi đã phát hiện một vật thể chìm ở độ sâu 30 mét dưới đáy biển".

    Vị trí phát hiện vật thể này cách nơi tìm thấy đuôi máy bay khoảng vài trăm mét. Một quan chức khác, ông Supriyadi, nói với AFP: "Hình dạng vật thể này rất giống phần mũi máy bay. Chúng tôi đã triển khai một động cơ tự hành dưới nước đến đó nhưng tầm nhìn chưa được tốt. Chúng tôi đang đợi thời điểm thích hợp để thợ lặn đến đó".

  • Ông Nurcahyo Utomo, người đứng đầu đội điều tra vụ tai nạn của QZ8501, cũng cho hay họ nghi ngờ một mảnh vỡ được khôi phục trong ngày hôm nay là bộ phận gần cánh máy bay gặp nạn. Đội cứu hộ vận chuyển mảnh vỡ mới tìm được. Ảnh: Channel News Asia.

  • Trong số những thi thể vớt được hôm nay, đội tìm kiếm Indonesia cho biết họ tìm thấy thi thể của một người đàn ông và một phụ nữ ngồi cạnh nhau trong một dãy ghế. Người đàn ông đeo đai địu em bé trước ngực. Những thi thể này đã được chuyển cho một tàu khảo sát của Indonesia để chở về đất liền.

 

Cận cảnh mảnh vỡ QZ8501 nằm dưới đáy biển

Thiết bị lặn điều khiển từ xa chụp hình nhiều dị vật nằm dưới đáy biển Java, được cho là các bộ phận của máy bay AirAsia mất tích hôm 28/12.

Hiểm họa từ các tử thi QZ8501 đang phân hủy

Những người tiếp xúc với thi thể đang phân hủy của QZ8501 phải mặc bộ quần áo bảo hộ đặc biệt. Sau khi sử dụng, họ sẽ tiêu hủy chúng ở nhiệt độ 1.100 độ C để ngăn vi khuẩn lây lan.

Đỗ Quyên - Hải Anh

Bạn có thể quan tâm