Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phong Việt: 'Tôi thực tế đến khắc nghiệt'

Tác giả “Đi qua thương nhớ” chia sẻ bản thân không lãng mạn như những gì thể hiện qua thi ca. Nhà thơ trẻ nhìn cuộc sống đúng với những gì nó đang diễn ra.

Nguyễn Phong Việt (1980) là một trong số ít cây bút viết thơ tạo được điểm nhấn trên văn đàn Việt trong những năm gần đây. Sáng tác của anh là những lời thủ thỉ nhẹ nhàng về cuộc sống, tình yêu. Khác với hình ảnh trầm tư, lãng mạn trên trang viết, tác giả Đi qua thương nhớ cho biết: “Có những ngày, tôi thực tế đến khắc nghiệt. Mong mỏi lớn nhất của tôi là đơn giản hóa mọi thứ để sống cuộc đời bình dị”.

Sau thành công của Đi qua thương nhớ và Từ yêu thương đến yêu thương, cây viết đến từ Phú Yên đang chuẩn bị ra mắt tập thơ thứ 3 có tên gọi Sinh ra để cô đơn.

Nguyễn Phong Việt là một trong những tên tuổi đáng chú ý nhất của thi ca Việt trong vài năm trở lại đây.
Nguyễn Phong Việt là một trong những tên tuổi đáng chú ý nhất của thi ca Việt trong vài năm trở lại đây.
- Anh dành thời gian nào trong ngày cho việc sáng tác?

- Cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò nên cuộc sống của tôi khá bận rộn. Đầu tiên là việc biên tập bài vở cho một trang thông tin điện tử về phim chiếu rạp, sau là quản lý cửa hàng thực phẩm mới mở của gia đình. Thời gian còn lại, tôi dành để hoàn thành bản thảo tập thơ thứ 3. Việc viết lách thường diễn ra bất chợt, có thể là buổi sáng, chiều, hoặc lúc nửa đêm…

- Nhiều độc giả tò mò, không biết tác giả của những tập thơ bán chạy hàng đầu thị trường văn học Việt có bí quyết gì khi xây dựng tác phẩm của mình?

- Những gì tôi viết đều cần cảm xúc, và cảm xúc đó thường được tích lũy theo thời gian. Đến một ngày, ý tưởng nảy ra trong đầu. Vậy là tôi ngồi xuống viết. Tôi hay viết khoảng 2 câu đầu tiên và để dành đấy. Một thời gian sau, tôi quay lại đọc, lên chủ đề và hoàn thành tác phẩm.

- Đa số các nhà thơ đều chia sẻ cảm xúc đến với họ rất bất ngờ. Điều đó có đúng với anh?

- Dĩ nhiên tôi không ngoại lệ. Thông thường tôi sẽ lưu lại chúng bằng tin nhắn trên điện thoại. Thời gian gần đây, bà xã có sắm một chiếc máy in có khả năng in không dây qua mạng Wi-Fi. Nhờ đó, tôi có thể lưu trữ tác phẩm trên giấy chỉ sau một nút bấm.

- Xem chừng, các thiết bị công nghệ hiện đại đang ngày một tham gia nhiều hơn vào quá trình làm việc của các cây bút?

- Thật sự mà nói, ngồi viết trên trang giấy với cây bút mực đem lại nhiều cảm xúc hơn. Tuy nhiên, thời gian làm việc của tôi chủ yếu gắn liền với chiếc laptop. Lâu dần thành thói quen, tôi gõ bài trên văn bản, lưu lại trong máy để có thể in bất cứ lúc nào.

Tác giả Đi qua thương nhớ sáng tác chủ yếu trên laptop hoặc điện thoại.
Tác giả Đi qua thương nhớ sáng tác chủ yếu trên laptop hoặc điện thoại.

- Tôi có chút tò mò về chiếc máy in không dây vừa được nhắc đến. Anh có thể chia sẻ thêm một chút được không?

- Hầu hết các sản phẩm trong gia đình tôi đều đảm bảo hai tiêu chí: tiết kiệm và chất lượng. Chiếc máy tin Canon Pixma E560 đang dùng cũng vậy. Nó có thể kết nối Wi-Fi từ laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh... để nhanh chóng cho ra những bản in tốt, rõ mực với tổng chi phí chỉ vài trăm đồng một tờ.

Ở công ty, bà xã tôi cũng tính toán rất kỹ và chọn Canon Pixma E400 trong việc in các giấy tờ, văn bản. Sản phẩm này thao tác rất nhanh, phù hợp cho văn phòng với chi phí khoảng 400 đồng cho mỗi trang.

- Khi nào độc giả yêu thơ được thưởng thức tác phẩm mới của anh?

- Khoảng 3 tháng nữa thôi. Tôi đặt tên cho đứa con tinh thần tiếp theo của mình là Sinh ra để cô đơn. Tác phẩm được viết trên chủ đề và trải nghiệm cảm xúc khác so với những gì tôi viết trước đó. Tôi hy vọng đây sẽ là món quà đặc biệt dành cho độc giả nhân dịp Giáng sinh.

Hai sản phẩm máy in Canon E560 và E400 được nhà thơ Phong Việt sử dụng đều có giá cạnh tranh, dùng mực chính hãng và không ảnh hưởng đến sức khoẻ. E560 có khả năng kết nối Wi-Fi với smartphone, các thiết bị di động và có thể in hình ảnh với 4 màu sắc nét. Trong khi đó, E400 cho chất lượng bản in rõ nét, tốc độ nhanh và có thể scan tài liệu, phù hợp với công việc văn phòng.

Ngô Ngọc Giang

Bạn có thể quan tâm