Tây y cho rằng khi đứa bé mới sinh, do còn kháng thể của người mẹ, cho nên không hay sinh bệnh, cũng không hay bị ỉa chảy, sau sáu tháng, dần dần những kháng thể này mất đi công hiệu của nó, thì bắt đầu ngày một nhiều bệnh, cũng bắt đầu bị ỉa chảy. Trẻ em trải qua một thời gian bị bệnh tật, cũng dần dần tạo ra sức đề kháng của mình.
Từ cách nói này suy diễn ra, có một số người cho rằng trẻ em ăn uống chú trọng thái quá vấn đề vệ sinh, sẽ làm cho trẻ em không có năng lực đề kháng. “Không sạch sẽ, ăn vào cũng không có bệnh” là một câu tục ngữ của người Trung Quốc, chính là kiểu suy nghĩ này.
Thực ra trẻ em lúc sơ sinh chủ yếu là uống sữa, thực phẩm hoàn toàn khác với người lớn, đương nhiên cũng hoàn toàn cách ly, cơ hội bị lây nhiễm là rất ít. Nhưng sau sáu tháng, bắt đầu tiếp xúc với thức ăn của người lớn, cũng có thể uống một chút canh hoặc một chút thức ăn dạng nước loãng, rất có khả năng dùng những muôi thìa mà người lớn đã dùng qua, khi đó sẽ bị lây nhiễm nước bọt của người lớn.
Trong miệng của người lớn có hàng nghìn loại vi khuẩn khác nhau, là do kết quả của quá trình tích lũy dần dần từng tý từng tý một, trong cơ thể người lớn đã hình thành một trạng thái cân bằng, tuy nhiên trên thực tế vẫn đầy rẫy những vi khuẩn, nhìn bề ngoài dường như không có triệu chứng bệnh tật gì. Nhưng một đứa trẻ hầu như còn hoàn toàn sạch sẽ non nớt mà đột nhiên tiếp xúc với vô vàn những vi khuẩn ấy, lập tức tạo thành vấn đề rất lớn.
Đứa trẻ lớn hơn một chút, răng cũng mọc thêm, những thứ mà nó ăn được sẽ càng nhiều hơn, bắt đầu cùng ngồi bàn ăn cơm với người lớn, nguy cơ lây nhiễm sẽ lớn hơn. Đặc biệt là một số đứa trẻ lớn lên rất đáng yêu, chạy qua chạy lại từ nhà này sang nhà khác, người lớn đều đưa những thứ ăn được cho bé, thậm chí cả những thứ mình đang ăn dở cũng đưa cho bé ăn. Đứa trẻ hoàn toàn ở trong hoàn cảnh lây nhiễm nước bọt của người lớn.
Thời kỳ ban đầu của lây nhiễm do cơ thể vẫn còn sức đề kháng tương đối mạnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lập tức dẫn đến cuộc đại chiến giữa hệ thống bảo vệ của cơ thể với vi khuẩn, ngay theo đó là xuất hiện trạng thái tiêu chảy và phát sốt. Lúc này các triệu chứng diễn ra quá mãnh liệt, nhưng người lớn thì cho rằng cơ thể của đứa trẻ không tốt, sức đề kháng không đủ.
Cùng số lần lây nhiễm tăng lên, khí huyết cơ thể ngày một kém, sức đề kháng của cơ thể cũng ngày một sa sút, cuối cùng mất khả năng đề kháng, mặc cho vi khuẩn thường trú lâu dài trong cơ thể, cũng từ đó không còn hiện tượng tiêu chảy nữa.
Lúc này cũng không còn cảm giác thấy triệu chứng gì, bắt đầu xuất hiện những triệu chứng mà không cảm giác được như chảy nước dãi, béo ra... người lớn thì nghĩ rằng sức đề kháng của đứa trẻ đã tăng lên, có thể chống chọi được môi trường ác liệt của cái thế giới này.
Nhìn về bề ngoài, mọi người đều cho rằng, thường xuyên bị tiêu chảy là hiện tượng sức đề kháng không tốt, không thường xuyên bị tiêu chảy là hiện tượng ruột, dạ dày tốt, nhưng thực ra là kết quả hoàn toàn ngược lại.
Loại lây nhiễm của vi khuẩn ruột, dạ dày này, vấn đề lớn nhất là sau khi cơ thể mất đi sức đề kháng, lại bị lây nhiễm tiếp, thân thể không còn đề kháng nữa, nên không còn bất cứ triệu chứng khó chịu nào, hoàn toàn không có cảm giác, nhưng vi khuẩn thì lại không ngừng tăng lên trong cơ thể, những vi khuẩn này sẽ tiêu hao số lượng lớn năng lượng khí huyết của cơ thể.
Cho đến một ngày năng lượng khí huyết của cơ thể bị khô kiệt, nó mới xuất hiện triệu chứng bệnh tật với nhiều hình thức khác nhau, lúc này cách thời kỳ lây nhiễm đầu tiên, rất có khả năng đã là 20-30 năm hoặc lâu hơn nữa.
Trong nước bọt của người lớn chứa đựng rất nhiều vi khuẩn, không chỉ gây nên những thương tổn rất lớn đối với cơ thể đứa bé, mà cũng còn gây thương tổn cho cả người lớn.
Thói quen ăn uống của người Trung Quốc là cả nhà cùng gắp thức ăn trong một bàn ăn chung, điều này là mất vệ sinh. Bởi vậy, công tác đầu tiên của việc giữ ruột, dạ dày sạch sẽ chính là thay đổi thói quen ăn uống, dùng đũa chung muôi chung, đặc biệt những gia đình có trẻ nhỏ, đây là điều kiện cơ bản nhất bảo vệ trẻ em không bị lây nhiễm nước bọt của người lớn.
Khi trong ruột, dạ dày có lây nhiễm vi khuẩn, mỗi một loại vi khuẩn khác nhau sẽ lưu trú ở một bộ phận nhất định trong cơ thể. Khi trong ruột, dạ dày có vi khuẩn lưu trú, sẽ tạo thành những trở ngại cho các bộ phận tương ứng trên đường kinh lạc, thời gian lâu dần, sẽ hình thành nơi tích tụ rác thải.
Thông thường trải qua tiếp xúc lâu dài, trên thân thể những người trong cùng một nhà đều có những loại vi khuẩn giống nhau, chúng sẽ tích tụ rác thải ở những bộ phận giống nhau trên đường kinh lạc, dần dần làm cho những người thân không có quan hệ huyết thống, mà có hình dáng tướng mạo ngày càng giống nhau.
Có một số người có thể cho rằng quan hệ huyết thống là nguyên nhân chủ yếu tạo nên hình dáng tướng mạo giống nhau, nhưng chúng ta cũng thường xuyên có thể phát hiện thấy những đứa con nuôi (trai hoặc gái) không hề có quan hệ huyết thống, cũng có hình dáng hoặc tướng mạo giống như cha mẹ nuôi chúng.
Càng thường gặp hơn cả là các cặp vợ chồng, sống với nhau lâu ngày, càng ngày càng giống nhau, người ta gọi nó là tướng phu thê. Chính là vì trong ruột, dạ dày có càng ngày càng nhiều những loại vi khuẩn giống nhau, gây nên đa số những vị trí trên kinh lạc bị trở ngại ngày càng giống nhau, tình trạng tích tụ rác thải trên khuôn mặt càng ngày càng gần nhau, khuôn mặt càng ngày càng giống nhau.
Nói trắng ra, tướng phu thê là đại biểu cho tướng bệnh trong cơ thể vợ chồng có loại vi khuẩn giống nhau, không hề có một chút lãng mạn nào.