Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó thủ tướng: Thiên tai chưa bao giờ cực đoan như hiện nay

Nhận định thiên tai chưa bao giờ cực đoan như hiện nay, Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương lồng ghép công tác phòng chống thiên tai vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bài phát biểu chỉ đạo tại hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chiều 20/4, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang dẫn câu hát trong bài "Đất nước" của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn: Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa.

Theo ông, điều này đang rất gần với thực tế ở Việt Nam khi thiên tai ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường hơn. Chưa khi nào, thiên tai cực đoan và khó đoán như hiện nay.

Trong hoàn cảnh này, Phó thủ tướng cho rằng các địa phương đã có trách nhiệm để hạn chế thiệt hại. Công tác phòng ngừa cũng được chú trọng nhiều hơn, việc tập huấn sát hơn với thực tế.

"Dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế. Đáng tiếc nhất là vẫn còn người chết và mất tích vì thiên tai, tổn thất này là rất lớn vì sinh mạng con người là vô giá. Việc xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, của các địa phương cũng chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện, chưa sát với thực tế", Phó thủ tướng nói.

Cùng với đó, ông cho rằng khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng và công trình công trình phòng, chống thiên tai còn thấp; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác này còn hạn chế, nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu...

thien tai cuc doan anh 1

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị toàn quốc về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chiều 20/4. Ảnh: Ngọc Hà.

Thời gian tới, Phó thủ tướng đề nghị cần tiếp tục thay đổi tư duy của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện phương châm; chuyển từ ứng phó bị động sang chủ động phòng ngừa.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần đầu tư nguồn lực cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đảm bảo yêu cầu chính xác, kịp thời. Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.

"Các địa phương cần quan tâm đến việc lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội", Phó thủ tướng lưu ý.

Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp nêu 7 tồn tại, hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai năm 2022.

Trong đó, ông nhấn mạnh về khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng nói chung cũng như công trình phòng chống thiên tai nói riêng còn thấp; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế và chưa phù hợp.

thien tai cuc doan anh 2

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo một số kết quả của công tác phòng chống thiên tai năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ảnh: Ngọc Hà.

Nhắc lại các trận mưa đặc biệt lớn ở Đà Nẵng, Hà Nội và Vĩnh Phúc trong năm 2022 gây ngập sâu, ông Hiệp cho rằng việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó với thiên tai ở một số địa phương chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện với các kịch bản.

Bên cạnh một số lý do như công tác vận hành hồ chứa bị động, công tác dự báo lũ quét, mưa lớn còn hạn chế, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhìn nhận nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả còn thiếu và mới đáp ứng 20-30% nhu cầu.

Vì vậy, trong số các nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay, ông Hiệp nhắc đến giải pháp tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống thiên tai, ưu tiên bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn dự phòng ngân sách hàng năm để thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia.

Cùng với đó, huy động các nguồn lực thực hiện việc bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai, vùng nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt, công trình công cộng kết hợp làm nơi tránh trú bão, lũ...

Thiên tai năm 2022 đã làm 175 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 19.500 tỷ đồng. Số liệu này gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với năm 2021. Từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai đã làm 7 người mất tích, thiệt hại kinh tế gần 25 tỷ đồng.

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

Nơi liên tục ghi nhận kỷ lục nắng nóng đầu hè

Qua hai đợt nắng nóng đầu mùa, Tây Bắc Bộ liên tục xác lập kỷ lục về nhiệt độ. Với 42,8 độ C, Mường La (Sơn La) ghi nhận nhiệt độ cao chưa từng có trong lịch sử quan trắc của trạm.

Miền Bắc có nơi 41 độ C, cảnh báo mùa hè khắc nghiệt

Ở giai đoạn đầu hè, một số nơi ở miền Bắc ghi nhận mức nhiệt trên 40 độ C. Chuyên gia cảnh báo nắng nóng xuất hiện sớm báo hiệu mùa hè gay gắt hơn so với năm 2022.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm