Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phi đội tiêm kích mạnh nhất Đông Nam Á

Singapore là nền kinh tế số 1 Đông Nam Á nên không quân nước này được đầu tư trang bị những tiêm kích hàng đầu thế giới hiện nay.

Không quân Cộng hòa Singapore(RSAF)
Không quân Cộng hòa Singapore (RSAF) là một bộ phận của lực lượng vũ trang Singapore được thành lập vào năm 1975. RSAF có nhiệm vụ bảo vệ không phận đảo quốc sư tử trước các mối đe dọa từ trên không. Bên cạnh đó, RSAF còn tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, các chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu với vai trò hỗ trợ. Ảnh: Planespotter
Singaopre là nền kinh tế số 1 ĐNA
Tiêm kích chủ lực của RSAF là 40 chiếc F-15SG. Đây là biến thể của F-15E và nó được sản xuất riêng cho Singapore. Ảnh: Planespotter
F-15SG
F-15SG được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-63 (V3) đưa RSAF trở thành lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tiêm kích có radar AESA. Radar này cung cấp khả năng tìm kiếm, phát hiện, phân loại mục tiêu với độ chính xác rất cao trong môi trường lộn xộn. Sự có mặt của radar AESA mang lại cho tiêm kích F-15SG lợi thế chiến thuật rất lớn so với đối thủ. Ảnh: Wikipedia
Bên cạnh radar AESA, F-15SG
Bên cạnh radar AESA, F-15SG còn mang trong mình các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, các thiết bị tìm kiếm chỉ thị mục tiêu gắn ngoài cho phép nâng cao hiệu suất tác chiến. F-15SG với radar AESA được giới chuyên gia quân sự thế giới đánh giá là một trong những tiêm kích thế hệ 4++ hàng đầu thế giới. Ảnh: Wikipedia
Do
Do diện tích đảo quốc sư tử khá chật hẹp nên một nửa phi đội tiêm kích F-15SG của RSAF hoạt động tại căn cứ không quân Mountain Home, Idaho, Mỹ. Phi đội 428 sẽ thực hiện các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tại căn cứ này, khi cần họ sẽ được điều động về nước làm nhiệm vụ. Ảnh: Wikipedia
Bên cạnh phi đội F-15SG tối tân, RSAF còn sở hữu 74 chiếc tiêm kích F-16
Bên cạnh phi đội F-15SG tối tân, RSAF còn sở hữu 74 chiếc tiêm kích F-16C/D trong đó có 22 chiếc F-16C block 52, 20 chiếc F-16D block 52 đặc biệt là 20 chiếc F-16D block 52 plus biến thể hiện đại nhất của gia đình F-16. Ảnh: Wikipedia
F-16D block 52 plus
F-16D block 52 plus bổ sung hai thùng nhiên liệu đa giác phía hai bên sống lưng cho phép nó mở rộng phạm vi hoạt động mà không ảnh hưởng đến tải trọng vũ khí. Nhà sản xuất thay thế radar AN/APG-66 bằng radar AN/APG-68 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không lên đến 300 km. Ảnh: F-16.net
F-16C/D
RSAF là lực lượng không quân duy nhất ở Đông Nam Á được trang bị loại đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW với tầm bắn 130 km. JSOW là một loại bom lượn tinh khôn được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất bên ngoài tầm với của các hệ thống phòng không hiện đại. Ảnh: F-16.net
Tương tự như F-15SG
Tương tự F-15SG, phi đội tiêm kích 425 với 8 chiếc F-16C, 6 chiếc F-16D đang hoạt động huấn luyện tại căn cứ không quân Luke, Arizona, Mỹ. Tại đây, họ thực hiện các hoạt động huấn luyện chung với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới qua đó giúp họ nâng cao kỹ năng chiến thuật. Ảnh: Wikipedia
Sự kết hợp giữa
Quốc đảo có diện tích chỉ 716,1 km2 nhưng lại sở hữu đến 114 chiếc tiêm kích hiện đại chưa kể các máy bay hỗ trợ khác. Sự kết hợp giữa F-15SG và F-16C/D block 52 đưa RSAF trở thành lực lượng không quân sở hữu phi đội hùng mạnh nhất Đông Nam Á. Ảnh: Ibtimes
Phi đội
Phi đội F-15SG và F-16C/D được kiểm soát bởi máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Gulfstream G550 CAEW. Máy bay này được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA EL/W-2085 do Israel sản xuất. Radar EL/W-2085 có khả năng kiểm soát cùng lúc 100 mục tiêu ở cự ly 370 km. G550 CAEW cung cấp kiểm soát và chỉ huy trên không cho phi đội 10 chiếc tiêm kích cùng lúc. Ảnh: Thebaseleg

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm