Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện xác tàu chiến Mông Cổ chìm vì 'gió thần'

Hàng nghìn chiến hạm Mông Cổ từng chìm xuống biển vì bão trong hành trình xâm lăng Nhật Bản trong thế kỷ 13 và các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một tàu trong số chúng.

Những mảnh vỡ
Những mảnh vỡ của tàu chiến từng chìm cách đây hơn 700 năm trong một vịnh gần thành phố Matsuura của Nhật Bản. Ảnh: Đại học Ryukyu

Vào thế kỷ 13, Hốt Tất Liệt, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn và cũng là người sáng lập triều Nguyên, phái hàng chục vạn binh sĩ vượt biển và xâm lược Nhật Bản để mở rộng bờ cõi trong năm 1274 và năm 1281. Theo các tài liệu lịch sử, trong cả hai lần chinh phục Nhật Bản, Hốt Tất Liệt huy động tới 4.000 tàu chiến và 140.000 binh sĩ.

Nhưng trong cả hai cuộc viễn chinh, các tàu chiến Mông Cổ đều gặp bão lớn và hàng nghìn tàu đã chìm. Sách lịch sử Nhật Bản mô tả hai cơn bão là “thần phong”, bởi người dân xứ hoa anh đào tin rằng thần thánh đã giúp họ diệt quân xâm lăng bằng bão.

Mới đây các thợ lặn phát hiện xác của một tàu chiến Mông Cổ trong một vịnh gần thành phố Matsuura trên bờ biển phía tây của đảo Kyushu thuộc Nhật Bản. Tàu có chiều dài 20 m và chiều rộng 7 m. Các nhà khảo cổ của Đại học Ryukyu, Nhật Bản tin rằng tàu chìm khi tránh bão.

Truy tìm cụ tổ bí ẩn của 830 triệu đàn ông châu Á

Một nghiên cứu cho thấy hơn 800 triệu nam giới ở châu Á ngày nay là hậu duệ của một trong số 11 nhà lãnh đạo thời xưa, bao gồm Thành Cát Tư Hãn.

Kiểu dáng của tàu cùng những đồ sứ từ thế kỷ 13 khiến nhóm nghiên cứu tin rằng nó là một phần của hạm đội xâm lăng Nhật Bản, Telegraph đưa tin.

"Xác tàu còn khá nguyên vẹn và nhiều đồ sứ - bao gồm một bình và một bát trắng - nằm xung quanh nó. Chúng tôi muốn nghiên cứu xác tàu để tìm hiểu những vật liệu mà người Mông Cổ sử dụng cách đây 730 năm, cũng như những kỹ thuật đóng tàu của họ", Atsuyuki Nakata, một quan chức văn hóa của thành phố Matsuura, tiết lộ.

Xác tàu chiến Mông Cổ đầu tiên mà các nhà khoa học phát hiện vào năm 2011. Ảnh:
Xác tàu chiến Mông Cổ đầu tiên mà các nhà khoa học phát hiện vào năm 2011. Ảnh: Đại học Ryukyu

Đây là tàu chiến thứ ba của đội quân Mông Cổ xâm lược Nhật Bản mà các nhà khảo cổ từng phát hiện.

"Trong chiến hạm đầu tiên mà chúng tôi tìm ra vào năm 2011, chúng tôi thấy một số đồng xu. Nhưng thợ lặn chưa phát hiện bất kỳ đồng xu nào trên xác tàu này. Họ cũng thấy nhiều viên ngói và các đồ dùng bằng sắt", Nakata nói.

Giáo sư Yoshifumi Ikeda, một chuyên gia của Đại học Ryukyu, xác nhận rằng ông và các đồng nghiệp đã phát hiện thêm 3 vị trí mà thợ lặn có thể tìm thấy xác tàu Mông Cổ.

"Quá trình tìm tàu sẽ tiếp tục, với sự hỗ trợ thiết bị siêu âm", Ikeda nói.

10 trận bao vây đẫm máu nhất trong lịch sử (kỳ 1)

30.000 lính Ottoman tử trận khi vây một pháo đài với gần 3.000 quân, còn trong số 50.000 người ở thành Kiev, chỉ khoảng 2.000 người sống sót khi họ chống quân Mông Cổ.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm