Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện thằn lằn có 'mũi giáo' ở châu Á

Các nhà khoa học phát hiện một giống thằn lằn sở hữu chiếc sừng nhọn như mũi giáo ở Sri Lanka.

Ruchira Somaweera, một nhà động vật của Vườn thú Sydney tại Australia, cùng các đồng nghiệp phát hiện giống thằn lằn sừng nhọn Cerataphora trong những vùng đất thấp và các rừng nhiệt đới gần mây ở Sri Lanka. Giống gồm 5 loài, trong đó 4 loài sở hữu sừng nhọn ở trước mũi. Sừng của các loài có kích cỡ và hình dạng khác nhau. Trong một loài thì sừng của con đực cũng khác sừng của con cái, National Geographic đưa tin.

Một con thằn lằn sừng nhọn trong rừng nhiệt đới ở Sri Lanka. Ảnh: National Geographic.

Sách đỏ quốc gia 2012 của Sri Lanka xếp hai loài thuộc giống Cerataphora vào nhóm có "nguy cấp" và ba loài còn lại vào nhóm "cực kỳ nguy cấp".

Nhóm nghiên cứu nhận định rằng rất có thể chiếc sừng nhọn là công cụ giao tiếp của những con thằn lằn. Họ tập trung chủ yếu vào loài thằn lằn mũi lá và thằn lằn sừng khủng long - hai loài trong giống - và nhận thấy con đực của cả hai loài đều có thể dịch chuyển sừng của chúng chậm rãi theo góc 45 độ khi chúng há miệng để đe dọa. Sừng của những con đực to hơn sừng của con cái nên rất có thể chúng là công cụ để quyến rũ bạn tình.

"Chẳng hạn, con đực có sừng càng to thì càng hấp dẫn đối với con cái", Ruchira nói.

Một giả thuyết khác là những con thằn lằn dùng sừng để có thể lẩn trốn dễ dàng giữa những cành và lá trên mặt đất.

Thái Dương

Bạn có thể quan tâm