Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện pho mát lâu đời nhất trên xác ướp 3.500 tuổi

Miếng pho mát lâu đời nhất thế giới vừa được tìm thấy trên phần cổ và ngực một xác ướp nguyên vẹn có niên đại hơn 3.500 năm ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

Những mẩu pho mát này được tìm thấy trong quá trình khai quật khảo cổ từ năm 2002-2004 tại khu nghĩa trang Xiaohe, trong sa mạc Taklamakan ở tây bắc Trung Quốc. Nghĩa trang Xiaohe nằm trên một cồn cát tự nhiên với hàng trăm xác ướp bí ẩn là những người châu Á và châu Âu nằm trong các quan tài gỗ lớn.
Các mẩu pho mát lâu đời (đánh dấu trắng) trên cổ một xác ướp 3.500 tuổi.
Điều kiện khô, mặn ở sa mạc Taklamakan đã giúp bảo quản pho mát lẫn xác ướp rất tốt và gần như chúng vẫn còn nguyên vẹn cho đến nay.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết tại sao người cổ đại chôn pho mát cùng với người chết. Tuy nhiên, ở nhiều nền văn minh khác, người ta thường vẫn chôn người chết với rượu vang và bánh mì vì họ tin rằng người đã khuất có thể thưởng thức chúng ở thế giới bên kia. Và có thể việc xác ướp được chôn cùng pho mát cũng có ý nghĩa tương tự.

Phân tích pho mát, các nhà nghiên cứu thấy rằng chúng đã được làm bằng cách trộn sữa với một hỗn hợp của vi khuẩn và nấm men, tương tự như cách làm phô mai hiện nay.

Cách chế biến pho mát được biết đến ở các khu vực Bắc Âu vào khoảng đầu thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên, phổ biến ở Ai Cập và Lưỡng Hà trong thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên.

Trước phát hiện này, các nhà nghiên cứu chưa từng thấy mẩu pho mát nào có niên đại lâu đời như vậy.

http://danviet.vn/cong-nghe/pho-mat-lau-doi-nhat-the-gioi-duoc-phat-hien-tren-xac-uop-3600-tuoi/2014022806201213p1c32.htm

Theo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm