Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mới về sự sống trên Hỏa Tinh

Các nhà khoa học từ Đại học Rutgers tin rằng sự sống có thể tồn tại bên dưới bề mặt hành tinh đỏ.

Một nhóm khoa học do nhà nghiên cứu Lujendra Ojha dẫn đầu đang xem xét khả năng tồn tại sự sống bên dưới bề mặt Hỏa Tinh.

Từ lâu, những ý tưởng tìm kiếm sự sống cổ đại trên hành tinh đỏ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhân loại. Để tìm kiếm bằng chứng, con người đã gửi nhiều thiết bị hiện đại lên Hỏa Tinh, điển hình như xe tự hành Perseverance của NASA.

Tuy nhiên, xét theo nghịch lý Mặt Trời non trẻ, con người cần “đào” sâu hơn nếu muốn tìm thấy dấu hiệu của sự sống.

“Khoảng 4 tỷ năm trước, Mặt Trời có sức mạnh yếu hơn hiện tại, khí hậu lúc ấy trên Hỏa Tinh đáng lẽ phải đóng băng. Mặc dù vậy, con người vẫn tìm thấy dấu hiệu của nước trên hành tinh”, Đại học Rutgers tuyên bố hôm 2/12.

Su song co the ton tai duoi be mat Hoa Tinh anh 1
Hỏa Tinh có khả năng từng đóng băng khoảng 4 tỷ năm trước. Ảnh: Getty.

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn tại của chất lỏng. Thậm chí là sự hiện diện của các loài tảo lớn hoang dã. Nếu khí hậu ấm và ẩm ướt, Hỏa Tinh có thể là nơi sinh sống hoàn hảo cho vi sinh vật. Tuy nhiên, trong thời kỳ Mặt Trời non trẻ, lớp băng trên bề mặt Hỏa Tinh sẽ không thể nào tan được.

“Nếu Hỏa Tinh có địa nhiệt cao trong quá khứ, tôi và nhóm nghiên cứu tin rằng thời kỳ Mặt Trời non trẻ đã giúp hành tinh điều hòa nhiệt độ. Giống Trái Đất, hiện tượng này xảy ra khi các nguyên tố phân hủy tạo ra nhiệt. từ đó làm tan chảy băng dưới bề mặt. Giả thuyết này sẽ lý giải nguyên nhân Hỏa Tinh có nước lỏng trong thời kỳ Mặt Trời non trẻ”, Ojha chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhóm khoa học đến từ Đại học Rutgers cho biết sự sống có khả năng xuất hiện ở độ sâu lớn hơn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Hỏa Tinh cổ đại đã được sưởi ấm cách đây 4 tỷ năm, hình thành các ao nước ngọt ẩn dưới lớp băng tại điểm cực. Mặc dù vậy, chất lỏng không thể tồn tại phía trên bề mặt khi bầu khí quyển mỏng dần và nhiệt độ lạnh hơn.

“Ở độ sâu nhất định, sự sống có thể được duy trì thông qua hoạt động thủy nhiệt và phản ứng đá-nước. Môi trường sống có thể xuất hiện bên dưới bề mặt Hỏa tinh", nhà khoa học Ojha nhận xét.

Theo CNET, phát hiện mới về sự sống trên Hỏa Tinh có ý nghĩa quan trọng với con người. Tuy nhiên, để hiểu hết được bề dày lịch sử của Hỏa Tinh, con người vẫn cần “đào” sâu hơn dưới bề mặt hành tinh này.

Du hành vũ trụ ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể con người?

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện những ảnh hưởng xấu mà du hành vũ trụ gây ra cho con người.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm