Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mới về các nạn nhân thảm họa Pompeii

Theo nghiên cứu, các nạn nhân có cùng chỉ thị di truyền với nhiều người khác. Từ đó, các nhà khoa học đã có thêm nhiều lời giải khác về sự đa dạng sinh học thời La Mã cổ đại.

Các nhà khoa học nghiên cứu về nạn nhân thảm họa Pompeii đã tìm ra bí mật di truyền từ xương của một người đàn ông và một phụ nữ bị chôn vùi trong sự kiện núi lửa Vesuvius phun trào, nhấn chìm thành phố La Mã cổ đại, theo BBC.

“Bộ gene người Pompeii” đầu tiên này đã tập hợp gần như hoàn chỉnh các chỉ dẫn di truyền, được mã hóa trong ADN lấy từ ​​xương của họ. Các ADN cổ đại trong các cơ thể được bọc trong lớp tro đóng rắn theo thời gian.

Pompeii,  Italia,  khao co,  DNA anh 1

Nghiên cứu ADN từ xương nạn nhân vụ phun trào Núi Vesuvius đã mở ra nhiều manh mối mới cho khoa học. Ảnh: BBC.

Năm 1933, các nhà khảo cổ đã phát hiện hai người Pompeii đầu tiên ở Casa del Fabbro (hay còn gọi là Ngôi nhà của người thợ thủ công).

Họ nằm gục trong góc phòng ăn, giống như đang ăn trưa thì bỗng nhiên xảy ra vụ phun trào Núi lửa Vesuvius vào khoảng ngày 24/8 năm 79 sau Công nguyên. Có thể đám mây tro bụi khổng lồ từ vụ phun trào này đã khiến cư dân thành phố tử vong chưa đầy 20 phút.

Theo tiến sĩ Serena Viva - nhà nhân chủng học từ Đại học Salento, hai nạn nhân này đã không cố gắng trốn thoát.

“Từ vị trí xác định, có vẻ như họ đã không hề chạy trốn. Điều này có thể phán đoán dựa trên tình trạng sức khỏe lúc ấy của họ", tiến sĩ Serena nói. Các nghiên cứu mới về xương của hai người này đã mở ra nhiều manh mối.

Giáo sư Gabriele Scorrano, từ trung tâm Lundbeck GeoGenetics ở Copenhagen, chủ nhiệm cuộc nghiên cứu, giải thích: “Vấn đề nằm ở việc bảo quản các bộ xương. Điều này có vẻ hứa hẹn, vì vậy chúng tôi quyết định thử tách ADN”.

Giáo sư Scorrano nói rằng cả cách bảo quản vượt trội và thiết bị công nghệ thí nghiệm mới nhất đều cho phép các nhà khoa học thu thập được rất nhiều thông tin từ một lượng rất ít bột xương.

Ông nói: “Các máy giải trình tự mới có thể đọc nhiều bộ gene toàn bộ cùng một lúc".

Nghiên cứu di truyền cho thấy bộ xương của người đàn ông chứa ADN của vi khuẩn gây bệnh lao, cho thấy anh ta có thể đã mắc căn bệnh này trước khi chết. Một mảnh xương ở đáy hộp sọ của anh ta chứa đủ ADN nguyên vẹn để tạo ra toàn bộ mã di truyền của anh ta.

Điều đó chứng minh rằng người đàn ông này có cùng chỉ thị di truyền - còn được hiểu là các dấu hiệu đặc trưng trong mã di truyền, với cá thể khác cùng sống ở Italia trong thời kỳ Đế chế La Mã. Ngoài ra, anh ta còn chứa một nhóm gene từ những người ở đảo Sardinia, cho thấy sự đa dạng di truyền cao trên Bán đảo Italy thời điểm đó.

Giáo sư Scorrano còn cho biết sẽ có nhiều điều phải học trong nghiên cứu sinh học về Pompeii, đặc biệt là ADN trong môi trường cổ đại sẽ tiết lộ nhiều hơn về đa dạng sinh học.

Tiến sĩ Viva nói thêm rằng mỗi cá thể người ở Pompeii là "một kho báu".

Bà nói: “Họ là nhân chứng thầm lặng cho một trong những sự kiện lịch sử nổi bật nhất trên thế giới. Được làm việc với họ là một đặc ân lớn đối với tôi".

Phát hiện hài cốt được bảo quản tốt chưa từng thấy ở Pompeii

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện bộ hài cốt của một người đàn ông 60 tuổi được ướp xác một phần. Bộ hài cốt thuộc về một cựu nô lệ đã được trả tự do, theo Guardian.

10 di tích lịch sử đáng ghé thăm nhất thế giới

Những địa danh này không chỉ là địa điểm khảo cổ đặc biệt của thế giới, mà còn trở thành biểu tượng du lịch của các quốc gia.

Bảo Châu

Bạn có thể quan tâm