Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện giun có 3 giới tính, sinh sản vừa vô tính vừa hữu tính

Loài giun mới được tìm thấy có tới ba giới tính, có túi bụng như kangaroo và sống sót trong môi trường có hàm lượng arsen cao gấp 500 lần lượng độc tố đủ để gây chết người.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) đã phát hiện ra tám loài giun lạ sống trong hồ Mono giàu arsen (thạch tín) ở California. Tất cả các loài giun này đều thuộc lớp nematodes, theo Independent.

Chúng có 3 giới tính, có thể là con cái, con đực, và cả loài lưỡng tính. Chúng có cả tinh trùng và trứng, có thể sinh sản bằng cách tự thụ tinh. Nếu chúng sinh sản thông qua sinh sản hữu tính, chúng có thể trao đổi gen. Giun sẽ tự thụ tinh khi điều kiện sống bất lợi.

Kết quả được công bố ngày 26/9 trên chuyên san Current Biology.

giun co 3 gioi tinh anh 1
Qua nghiên cứu, loài giun mới này có thể làm manh mối giúp các nhà khoa học tìm ra cách khiến cơ thể người có thể chịu được hàm lượng arsen cao. Ảnh: CNN.

Hồ Mono mặn gấp ba lần Thái Bình Dương và chỉ có hai loài động vật từng sống được ở đó: tôm nước muối và ruồi lặn.

Đó là trước khi các nhà khoa học tìm thấy những con giun.

Tám loài giun này là “độc nhất vô nhị”, một số là loài ăn thịt, một số là ký sinh trùng, một số ăn vi sinh vật trong hồ. Nhưng chúng đều phát triển mạnh mẽ đến “phi thường” trong môi trường khắc nghiệt mà hầu hết sinh vật khác không thể sống sót.

Hồ California là một trong những nơi có điều kiện khắc nghiệt và cực đoan có động vật thuộc tuyến trùng tồn tại. Chúng sống dưới đáy đại dương, lãnh nguyên Nam Cực và thậm chí dưới bề mặt Trái Đất.

giun co 3 gioi tinh anh 2
Những con giun sống trong hồ Mono giàu arsen ở dãy núi phía Đông Sierra, California. Ảnh: CNN.

Các nhà khoa học đặt giả thuyết khả năng phát triển trong môi trường khắc nghiệt của tuyến trùng có thể là do di truyền. Nghiên cứu về các yếu tố giúp chúng sống tốt dưới điều kiện cực đoan có thể dẫn tới những bước đột phá trong y học.

Arsen, một chất độc xuất hiện tự nhiên trong vỏ Trái đất, thấm vào nguồn nước trên toàn thế giới và có thể gây chết người nếu uống phải nước có nồng độ arsen cao. Vì vậy, hiểu được nguyên lý sinh học đằng sau sự sống của những con giun “phi thường” này có thể giúp các nhà khoa học hiểu được độc tố ảnh hưởng đến cơ thể con người như thế nào, đồng tác giả James Siho Lee nói trong một tuyên bố.

"Những đột phá tiếp theo trong công nghệ sinh học có thể đang nằm đâu đó ngoài tự nhiên", ông nói. "Chúng ta phải bảo vệ và có trách nhiệm tận dụng giới hoang dã".

Phát hiện lươn điện mạnh nhất thế giới ở Amazon

Qua nghiên cứu ADN, các nhà khoa học phát hiện hai loài lươn điện hoàn toàn mới trong lưu vực sông Amazon, trong đó một loài có khả năng giật điện mạnh kỷ lục.

Lươn phát ra điện 860 volt, sao không nuôi để thắp sáng trong nhà?

Bạn đọc Zing.vn bình luận hài hước rằng loài lươn phóng điện 860 V là nguồn điện năng lý tưởng vì tái tạo và không gây ô nhiễm. Liệu con người có thể chuyển sang dùng điện từ lươn?

Khánh Linh

Bạn có thể quan tâm