Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện điều bí ẩn hút khí quyển Thiên Vương tinh

Các nhà nghiên cứu phát hiện một quả cầu plasma kết hợp từ trường đã hút bầu khí quyển của Thiên Vương tinh trong không gian.

Sao Thiên Vương là hành tinh đứng thứ 7 tính từ Mặt Trời. Hành tinh lạnh lẽo, cô độc này từ lâu đã trở thành một trong những bí ẩn nhất của Hệ Mặt Trời. Cách Trái Đất hơn 3 tỷ km, Sao Thiên Vương ở xa đến mức đến giữa thập niên 80, giới thiên văn học thậm chí còn không biết nó có bao nhiêu Mặt Trăng.

Khi Voyager 2 bay qua Thiên Vương tinh vào năm 1986, nó đồng thời bay ngang một thứ gọi là Plasmoid - cấu trúc chặt chẽ giữa plasma và từ trường. Khối Plasmoid này thoát ra khỏi Sao Thiên Vương và kéo theo khí quyển của hành tinh này vào không gian.

Các nhà khoa học cho hay khối Plasmoid nói trên có chiều dài khoảng hơn 200.000 km, gấp đôi chiều rộng. Tuy nhiên, khối Plasmoid này chưa thể nói lên toàn bộ đặc điểm khí quyển của hành tinh. Nhóm nghiên cứu cho rằng cần có thêm nhiều bằng chứng khác để tìm hiểu về Thiên Vương tinh.

Bi an khi quyen Thien Vuong tinh anh 1

Một quả cầu từ trường plasma đã kéo bầu khí quyển Thiên Vương tinh mất hút trong không gian. Ảnh: Space.

Điều này có thể giúp giải thích hành tinh băng giá đã mất bầu khí quyển như thế nào. Khí quyển của Thiên Vương tinh dù tương tự như của Mộc tinh và Thổ tinh về thành phần cơ bản như hidro và heli, nhưng chúng chứa nhiều hợp chất dễ bay hơi như nước, amoniac, metan, cùng với lượng nhỏ các hidrocacbon.

NASA suy đoán một hiện tượng thoát khí tương tự có thể giải thích cách Hỏa tinh trở nên cằn cỗi và khô ráo. Theo Space, NASA dự tính sẽ gửi một tàu vũ trụ khác đến tận đây để tìm hiểu Thiên Vương tinh lẫn các khu vực xung quanh.

"Đây là lý do tôi yêu thích nghiên cứu khoa học hành tinh. Bạn luôn đi đến một nơi mà chẳng biết nó là gì", nhà nghiên cứu NASA Gina DiBraccio cho biết.

Ở trên Mặt Trăng, phi hành gia có dùng GPS để định vị?

Theo các nhà nghiên cứu, những máy thu nhỏ gắn trên các tàu vũ trụ gần Mặt Trăng hoàn toàn có thể đọc được tín hiệu vệ tinh quỹ đạo Trái Đất.

Đại Việt

Bạn có thể quan tâm