Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện dải mây trắng kỳ lạ trên sao Hỏa

Vệ tinh Mars Express từng chụp được những hình ảnh tương tự vào các năm 2009, 2012, 2015 và 2018, sau chu kỳ 3 năm hiện tượng này đã quay trở lại.

Được phát hiện bởi vệ tinh Mars Express hôm 13/9, đám mây dài 1.500 km xuất hiện bên trên đỉnh Arsia Mons. Arsia Mons là ngọn núi lửa thứ 3 từ Bắc xuống Nam thuộc dãy Tharsis Montesm gần xích đạo sao Hỏa.

Sự xuất hiện của đám mây là điều vô cùng bí ẩn. Thoạt nhìn nó trông như khói phát ra từ hoạt động của núi lửa. Tuy nhiên, đáng nói là Sao Hỏa không hề có bất kỳ đợt phun trào núi lửa nào xảy ra trong hàng triệu năm qua.

Đám mây lơ lửng khá lâu, di chuyển cùng thời tiết của sao Hỏa đủ để kính thiên văn từ Trái đất phát hiện ra. Theo các nhà khí tượng học từ Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), dù không phải kết quả của một vụ phun trào, ngọn Arsia Mons đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đám mây này.

Dai may trang ky la tren sao Hoa anh 1
Hình ảnh cận cảnh dải mây màu trắng trên đỉnh Arsia Mons, sao Hỏa. Ảnh: ESA.

Theo ESA, đây được gọi là hiện tượng "mây trên đỉnh núi" (orographic cloud). Ở Trái đất, hiện tượng này thường xuất hiện ở sườn đón gió của đỉnh núi, hình thành do không khí dày đặc bên dưới núi và dần mở rộng ra khi lên trên, kết hợp với nhiệt độ thấp để hơi ẩm ngưng tụ tạo thành mây.

Còn trên sao Hỏa, khoa học đã chứng minh được hơi nước có thể được tìm thấy ở dạng lỏng và không khí. Do đó, các đám mây vẫn thường xuất hiện trên đỉnh Arsia Mons ở phần lớn thời gian trong năm, đặc biệt vào các tháng trước khi mùa đông Bắc bán cầu diễn ra.

Cứ cách vài năm tính theo thời gian Trái đất, những đám mây này lại đạt đủ điều kiện để hiện rõ trên nền hành tinh đỏ. Vệ tinh Mars Express từng chụp được những hình ảnh tương tự vào năm 2009, 2012 và năm 2015. Do đó, 2018 chính là chu kỳ 3 năm tiếp theo hiện tượng này xảy ra.

Thêm một vệ tinh của VN sắp lên quỹ đạo

Những chiếc vệ tinh Made in VietNam sẽ lần lượt được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm 2018 và đầu năm 2020.

Đại Việt

Bạn có thể quan tâm