Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện cá tầm nhiễm chất cấm tại chợ Hà Nội

Cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản vừa phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm chất kháng sinh cấm Leuco Malachite.

Phát hiện cá tầm nhiễm chất cấm tại chợ Hà Nội

Cục Quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản vừa phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm chất kháng sinh cấm Leuco Malachite.

Ngày 8/7, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng cho biết: "Sau khi các cơ quan truyền thông có thông tin tình trạng nhập lậu cá tầm và một số mặt hàng thuỷ sản, chúng tôi đã phối hợp với chi cục quản lý chất lượng nông lâm thuỷ sản Hà Nội lấy ngẫu nhiên 30 mẫu (10 mẫu cá tầm, 10 mẫu cá trê, 10 mẫu cá quả) tại một số các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội để kiểm nghiệm".

 
Người tiêu dùng cần cẩn trong khi chọn mua cá tầm. Ảnh minh họa

- Kết quả kiểm nghiệm có gì đáng chú ý, thưa ông?

- Chúng tôi đã phát hiện 4 mẫu, trong đó 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm chất kháng sinh cấm Leuco Malachite và 2 mẫu cá quả nhiễm hoá chất, kháng sinh cấp AOZ.

- Hai chất này có ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ của người tiêu dùng khi ăn cá tầm và các loại thuỷ sản này?

- Đã là chất cấm, khi bị nhiễm chắc chắn sẽ không an toàn đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Với tỷ lệ 4/30 mẫu, tương đương với tỷ lệ nhiễm trên 10%, tức là tỷ lệ mẫu nhiễm cũng ở mức cao. Chất Leuco Malchite được sử dụng để dệt vi khuẩn và nấm ngoài da của thuỷ sản, còn chất AOZ được sử dụng để chữa các bệnh đối với thuỷ sản.

Trước năm 2007, các chất này vẫn được nhiều nước sử dụng, nhưng qua nghiên cứu các nước đã đưa ra kết luận, các chất này nếu ăn nhiều có thể bị tồn dư trong gan, thận, gây ra các bệnh nan y và có nguy cơ gây nhờn thuốc Tây y, nên thế giới đã cấm sử dụng các chất này và Việt Nam chính thức cấm từ năm 2007.

- Theo phản ánh của một số người nuôi cá tầm, có thể cá tầm của Trung Quốc sử dụng chất kích thích tăng trưởng, ông có thể cho biết kiểm nghiệm có phát hiện ra chất này?

- Khi kiểm tra cá tầm và một số mặt hàng thuỷ sản, những người buôn bán ở các chợ nói là lấy từ Bắc Giang và Hưng Yên, nhưng lại không có giấy tờ gì để chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, các loại thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc quá hạn sử dụng là phải thu hồi.

Ông Nguyễn Như Tiệp cho biết: theo kết quả rà soát chất Leuco Malchite và AOZ đối với nuôi trồng thuỷ sản trong nước, năm 2005 có tỷ lệ nhiễm 25/1.000 mẫu, đến năm 2006, 2007 phát hiện 5 mẫu và từ năm 2012 đến trước lần kiểm tra này không phát hiện mẫu nào. Trường hợp kiểm nghiệm lần này là giải quyết sự cố lại phát hiện các chất cấm này trong thuỷ sản không rõ nguồn gốc nên chúng tôi đã đề xuất tăng cường kiểm tra các chất này trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các mặt hàng này cũng không đủ chứng cứ để khẳng định là của Trung Quốc hay ở đâu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, lực lượng chức năng cũng đã bắt giữ 2 xe ô tô, xử lý 8 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc và phạt tiền 42 triệu đồng.

Còn về chỉ tiêu kiểm nghiệm chất tăng trọng, do chưa có thông tin khả năng người nuôi sử dụng chất gì nên chúng tôi không kiểm nghiệm. Cho dù có kiểm nghiệm cũng rất khó tìm ra các chất tăng trọng này.

- Trước những kết quả kiểm nghiệm trên, ông có kiến nghị gì để quản lý cá tầm và các mặt hàng thuỷ sản tốt hơn?

- Hiện nay, theo quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ quản lý mặt hàng thuỷ sản tới các chợ đầu mối, các chợ bán lẻ thuộc quản lý của Bộ Công Thương, nên tôi đề nghị cần có sự vào cuộc để kiểm soát tốt hơn các mặt hàng thuỷ sản không rõ nguồn gốc xuất xứ cả ở các chợ bán lẻ, siêu thị...

Theo tôi, quan trọng nhất là khâu thông tin cho người tiêu dùng để người tiêu dùng tẩy chay các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nguy cơ mất an toàn thực phẩm thì những sản phẩm này cũng chẳng còn bán được cho ai.

Theo Dân Việt

Theo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm