Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Pháp tìm kiếm tình nguyện viên Việt Nam để có 'cái nhìn từ bên ngoài'

Sau nhiều năm tình nguyện viên Pháp đến Việt Nam tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, các tổ chức trao đổi bắt đầu tìm kiếm tình nguyện viên Việt Nam sang Pháp.

Bà Nguyễn Thị Thùy Hương, Trưởng đại diện tổ chức Tình nguyện Pháp (France Volontaires, chuyên kết nối các tổ chức và tình nguyện viên) tại Việt Nam và Lào, nói việc trao đổi tình nguyện viên ngoài mục đích giao lưu văn hóa còn giúp trao đổi góc nhìn trong các hoạt động phát triển cộng đồng.

di tinh nguyen o Phap anh 1
Bà Nguyễn Thị Thùy Hương, Trưởng đại diện tổ chức Tình nguyện Pháp, và Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM Vincent Floreani trong sự kiện Ngày hội tình nguyện Pháp hôm 20/10. Ảnh:

Tạ Trung Kiên

.

Bà cho biết mỗi năm số tình nguyện viên dài hạn từ Pháp đến Việt Nam (ở lại từ 12-36 tháng) khoảng 70 người, trong khi số tình nguyện viên ở ngắn hạn  có thể lên đến 1.000 người. Riêng năm 2017, Pháp đã gửi hơn 100 tình nguyện viên dài hạn và hơn 1.400 tình nguyện viên ngắn hạn đến Việt Nam.

Trong khi đó, chương trình đưa tình nguyện viên Việt Nam sang Pháp được tiến hành 2 năm nay và đã đưa được 7 tình nguyện viên Việt Nam đi Pháp. Tình nguyện viên Việt Nam sang Pháp được hưởng các chế độ tương tự tình nguyện viên Pháp sang Việt Nam, với sinh hoạt phí gần 500 euro/tháng, có chỗ ăn ở, vé máy bay.

"Tại sao lại nhận tình nguyện viên Việt Nam sang Pháp? Ở Pháp không thiếu người, tuy nhiên, quan trọng là chúng ta có thể trao đổi văn hóa, trao đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về công việc", bà Hương cho biết bên lề sự kiện Ngày tình nguyện Pháp tại Việt Nam diễn ra hôm 20/10. "Họ muốn có một cái nhìn từ người nước ngoài đối với công việc đó. Việc này cũng tương tự Việt Nam, dù đúng là chúng ta cũng cần người làm chuyên môn nữa".

di tinh nguyen o Phap anh 2
"Nhà May mắn" tại TP.HCM, nơi hỗ trợ các nhóm yếu thế tái hòa nhập cộng đồng thông qua các chương trình đào tạo ngoại ngữ, vẽ tranh, tin học, làm bánh... Ảnh: Lương Vũ Trường Sơn.

Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM Vincent Floreani nói rằng các tình nguyện viên giúp 2 nước tiến gần nhau hơn, phát huy những giá trị tốt đẹp vượt lên trên mọi biên giới. 2018 cũng là năm kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Pháp - Việt.

Phạm Thanh Mai, 25 tuổi, tốt nghiệp ngành Tâm lý học tại Hà Nội, đã sống 9 tháng cùng những người có khuyết tật về trí tuệ. Căn nhà của Mai ở có 7 người từ 50-70 tuổi với các vấn đề như tự kỷ, bị hội chứng Down hoặc gặp khó khăn trong việc học, và 4 người khác làm công việc như Mai.

Công việc của Mai bao gồm việc nhà, giúp đỡ 7 người nhà với những nhu cầu, thói quen riêng và "thường xuyên đòi hỏi sự giúp đỡ, chú ý".

"Trải nghiệm của tôi về thời gian đó không chỉ là việc đến một đất nước mới, được ở Pháp, gặp gỡ bạn bè và một nền văn hóa mới", Mai nói. "Điều quan trọng hơn là cách tôi nhìn nhận về các nước phương Tây và việc họ nhìn nhận chúng ta ra sao".

di tinh nguyen o Phap anh 3
Phạm Thanh Mai, 25 tuổi, một trong những người thuộc lứa tình nguyện viên Việt Nam đầu tiên đến Pháp. Ảnh: 

Tạ Trung Kiên

.

Mai kể rằng cô đã gặp một số người hỏi mình câu "Đất nước bạn nghèo lắm phải không?" hoặc "Nước bạn có những con đường như ở Pháp không hay toàn đường đất?".

Trong khi đó, Julien Guilaume, 30 tuổi và là tình nguyện viên chuyên môn cho tổ chức Association Batik International, nói "kinh nghiệm tại Việt Nam giúp tôi thích nghi và cùng tiến lên với người từ những nền văn hóa khác, đòi hỏi cao hơn ở bản thân trong lúc giữ gìn các giá trị và tầm nhìn của mình, bất chấp hoàn cảnh khó khăn".

Đây là năm thứ 3 Guilaume làm tình nguyện tại Việt Nam, tổ chức của anh hoạt động trong lĩnh vực cải thiện môi trường sống cho các công nhân nữ nhập cư.

Mai trở lại Việt Nam và bắt đầu dự án mở trung tâm dạy nghề cho những người có khiếm khuyết về trí tuệ, trong khi Guilaume dự định quay lại Pháp "để làm gì đó có tác động đến tương lai đất nước tôi".

"Thế giới bây giờ là một thế giới toàn cầu. Các chính sách và quyết định được đưa ra tại nước bạn có ảnh hưởng ở khắp hành tinh", Guilaume nói.

'Người dân giàu có hơn không hẳn đã hạnh phúc hơn'

"Không có chiến tranh không có nghĩa là không có bạo lực trong xã hội, cuộc sống của người dân giàu có hơn nhưng không hẳn hạnh phúc hơn", bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết.

Chiêm ngưỡng dinh Tổng lãnh sự quán Pháp ở TP.HCM

Nhân ngày hội di sản châu Âu 2018, Tổng lãnh sự Vincent Floreani đích thân dẫn đoàn khách tham quan dinh thự tổ chức nhiều sự kiện của Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM.




Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm