Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phân ly với Mỹ sẽ khiến kinh tế Trung Quốc lao dốc

Theo các chuyên gia Bloomberg Economics, việc Trung Quốc "phân ly kinh tế" hoàn toàn với Mỹ sẽ tăng trưởng của quốc gia 1,4 tỷ dân sụt giảm mạnh.

Bloomberg dẫn lời chuyên gia kinh tế Tom Orlik và Bjorn van Roye dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ đạt 3,5% vào năm 2030 nước này "phân ly kinh tế" hoàn toàn với Mỹ. Trước đó, nhóm chuyên gia Bloomberg Economics đánh giá GDP Trung Quốc có thể đạt 4,5% vào năm 2030 nếu quan hệ Mỹ - Trung không thay đổi so với hiện tại.

"Phân ly kinh tế" (dòng chảy thương mại và công nghệ song phương bị cắt đứt hoàn toàn) cũng tác động đến nền kinh tế Mỹ, nhưng không nghiêm trọng như Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng với kịch bản này, GDP Mỹ sẽ giảm từ mức dự đoán 1,6% hiện tại xuống 1,4%.

Nghiên cứu cho thấy khi "phân ly kinh tế" xảy ra, sản lượng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm mạnh do hoạt động chuyển giao công nghệ đứt quãng, nguồn vốn bị hạn chế. Dù vậy, tác động sẽ không đến mức "thảm họa" với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, do Trung Quốc đã thu hẹp đáng kể khoảng cách công nghệ với các quốc gia phát triển.

phan ly kinh te My - Trung anh 1

Tăng trưởng Trung Quốc có thể giảm xuống 3,5% vào năm 2030. Ảnh: Bloomberg.

“Nếu đổ thêm nguồn lực vào nghiên cứu - phát triển và thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế tiên tiến khác, Trung Quốc có thể bù đắp phần nào thiệt hại do phân ly kinh tế với Mỹ gây ra”, nhóm chuyên gia Bloomberg Economics bình luận.

Dù vậy, kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đối mặt thảm họa nếu Mỹ thuyết phục các quốc gia đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Pháp "phân ly" Trung Quốc. Trong trường hợp này, tăng trưởng Trung Quốc sẽ lao dốc xuống mức 1,6% vào năm 2030.

Khi đó, chính quyền Bắc Kinh khó có khả năng bù đắp thiệt hại bằng các chính sách đối phó.

Chật vật gượng dậy, kinh tế Trung Quốc bị núi nợ đè nặng

Khi nền kinh tế gượng dậy, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu cắt giảm hỗ trợ tài chính. Nhưng cơ hội phục hồi mong manh có thể đẩy số vụ vỡ nợ tại Trung Quốc lên mức cao kỷ lục.

Bùi Ngọc

Bạn có thể quan tâm