Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phải phân loại rác tại nguồn từ 1/1/2025

Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, chỉ còn gần 5 tháng nữa, các địa phương sẽ phải thực hiện phân loại rác tại nguồn.

Theo ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, mỗi ngày, cả nước thải ra gần 68.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Lượng rác thải này gia tăng hàng năm, gây ra nhiều áp lực, thách thức không nhỏ trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Luat Moi truong anh 1

Ông Hoàng Văn Thức chia sẻ thông tin tại Hội thảo trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương miền Bắc và miền Trung sáng 16/8.

Việc kiểm soát, quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Vì vậy, theo ông Thức, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm 3 loại, gồm chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác.

Luật cũng quy định về việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua khối lượng hoặc thể tích và các quy định khác nhằm hướng đến tăng cường tối đa việc tái chế và giảm tối đa chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý và phát thải ra môi trường.

Để bảo đảm tính khả thi của cơ chế này, Luật đã quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất chất thải rắn sinh hoạt với thời hạn áp dụng chậm nhất là ngày 31/12/2024. “Chính sách trên được đánh giá là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như việc vận hành triển khai trên thực tế”, ông Thức nói.

Để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02 năm 2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật đối với phương tiện vận chuyển, điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Bộ cũng đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, quy định chi tiết 3 nhóm chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại cũng như cách xử lý với từng nhóm chất thải rắn sinh hoạt này.

Hiện nay, 63 tỉnh/thành phố toàn quốc đang triển khai mô hình thí điểm phân loại rác tại nguồn với mức độ khác nhau, lộ trình bắt đầu bằng việc xây dựng các mô hình điểm, từ đó nhân rộng thực hiện. Các địa phương sẽ chủ động triển khai theo thực tế hạ tầng của mỗi địa phương. Trong đó, thành phố Hải Phòng là một điểm sáng về vấn đề phân loại rác tại nguồn.

Luat Moi truong anh 2

Rác thải tồn đọng trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Duy Phạm.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, việc triển khai phân loại rác tại nguồn là vấn đề khó khăn, nhiều thách thức, tại quốc gia phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc cũng mất hàng chục năm để có thể triển khai thành công trên toàn quốc.

Tại Việt Nam, theo ông Thức, lộ trình phân loại rác tại nguồn liên quan đến vấn đề đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý nên phải có thời gian và nguồn lực đầu tư. “Cơ quan trung ương và địa phương phải chung tay xây dựng nguồn lực phục vụ công tác phân loại chất thải rắn, tổ chức thu gom vận chuyển theo các công nghệ”, ông Thức nói.

Theo đại diện nhiều địa phương, khó khăn lớn nhất trong việc phân loại rác tại nguồn là việc đầu tư cơ sở hạ tầng, từ thu gom, vận chuyển đến xử lý. Dẫn đến thực tế, rác thải đã được phân loại nhưng sau đó vẫn đổ chung vào một chỗ, dẫn đến việc phân loại rác tại nguồn chưa bền vững.

Nhiều địa phương đề xuất, cần có nguồn lực riêng cho việc thúc đẩy phân loại rác tại nguồn, từ đó đầu tư đồng bộ các khâu từ phân loại, thu gom đến vận chuyển và xử lý.

Theo số liệu của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, mỗi ngày cả nước thải ra khoảng 68.000 tấn rác thải, trong đó khu vực đô thị thải ra hơn 38.000 tấn rác. Tỷ lệ thu gom toàn quốc đạt trên 88%. Phần lớn rác thải được thu gom đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp với khoảng hơn 76%. Trong đó nhiều khu vực chôn lấp chưa hợp vệ sinh, gây tốn tài nguyên đất và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Vớt rác kênh Nước Đen ở TP.HCM Quận Bình Tân (TP.HCM) huy động nhiều nguồn lực để xử lý hơn 100 tấn rác, lục bình phủ kín kênh Nước Đen sau phản ánh của VietNamNet.

Mưa to ở TP.HCM và Nam Bộ chiều nay

Cơ quan khí tượng dự báo chiều tối và tối nay (16/8), khu vực Nam bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 70 mm.

Cảnh báo mưa dông xuất hiện ở nhiều khu vực trên cả nước

Nhiều khu vực có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Sự nghiệp 'Vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà

Được mệnh danh là “Vua rác’, ông David Dương là một trong những doanh nhân gốc Việt có tiếng tại Mỹ nhưng đang bị FBI mở cuộc điều tra.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/tu-112025-cac-dia-phuong-phai-phan-loai-rac-tai-nguon-post1664207.tpo

Nguyễn Hoài/Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm