“Tôi là người Bồ Đào Nha, Bồ Đào Nha, Bồ Đào Nha,” anh Antonio Zineira thét lên. Đến Paris từ 20 năm trước với công việc lễ tân khách sạn, giờ anh Zineira trở thành một tài xế.
Nhưng người bạn của Zineira, Helder Potencio thì không nghĩ thế. Người đàn ông có cái tên đậm chất Iberia này đến Pháp từ rất lâu giống như Zineira, nhưng trái tim anh lúc này đang chia làm hai nửa.
“Tôi tin chắc rằng Bồ Đào Nha sẽ thắng, nhưng tôi cũng hạnh phúc nếu Pháp lên ngôi vô địch,” Antonio Zineira thổ lộ.
Nhiều người Bồ Đào Nha ở Paris muốn thấy Cristiano Ronaldo nở nụ cười đêm nay. |
Có một điều kỳ lạ rằng chính Paris và nước Pháp, chứ không phải bất kỳ một thành phố nào khác (ngoài thủ đô Lisbon) của Bồ Đào Nha, là nơi có nhiều người Bồ Đào Nha sinh sống nhất thế giới. Hơn 600.000 người Bồ Đào Nha đang sinh sống tại đây, biến Paris thành thủ phủ của họ, chỉ sau Lisbon.
Anh Zineira chỉ là một trong rất nhiều những người lao động Bồ Đào Nha tại Pháp, những người được đạo diễn Ruben Alves mô tả trong bộ phim hài nổi tiếng “Lồng son”, từng đoạt giải phim hay nhất của Viện Hàn Lâm điện ảnh châu Âu vào năm 2013.
Câu chuyện của đạo diễn Ruben Alves, một người mang trong mình hai dòng máu Pháp-Bồ Đào Nha kể về một cặp đôi làm lễ tân khách sạn, nghề nghiệp phổ biến của những người Bồ Đào Nha ở Paris. Họ được những người chủ Pháp yêu quí vì sự chăm chỉ và thái độ cầu tiến, nhưng cảm thấy áp lực và muốn trở về quê hương.
Dù số lượng lễ tân khách sạn đã giảm đáng kể từ khi các công nghệ hiện đại được áp dụng tại các khách sạn ở Paris, nhưng những người Bồ Đào Nha vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống xa hoa tại thành phố được mệnh danh là “trái tim của châu Âu” này.
Dù sống tại Pháp, nhưng nhiều người Bồ Đào Nha vẫn dõi theo đội tuyển quốc gia của họ. |
Người Bồ Đào Nha đến Pháp từ giữa những năm 1960 và 1970 của thế kỷ trước, trong quá trình chạy trốn nhà độc tài Antonio de Oliveira Salazar, người bị lật đổ vào năm 1974. Và kể từ đó đến nay, những người Bồ Đào Nha di dân trở thành một cộng đồng cư dân lớn tại Pháp.
Đa số đàn ông khi đó làm công nhân xây dựng, còn phụ nữ thì làm những công việc nhẹ nhàng hơn (như lễ tân chẳng hạn).
“Người Bồ Đào Nha sang Pháp để tìm việc làm, nhưng cũng là để trốn chạy còn chế độ độc tài tàn bạo của Salazar”, nhà sử học Marie-Christine Volovitch-Tavares nói.
“Bóng đá, mà tiêu biểu là đội tuyển quốc gia Bồ Đào Nha chính là thứ nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho những người dân nhập cư và hậu duệ của họ.” Marie Tavares nói tiếp.
Nhưng cũng có người muốn thấy Pháp vô địch. Vì mưu sinh, phần đông người Bồ Đào Nha phải xa quê. |
Sau khi chế độ độc tài Salazar kết thúc, quê hương không còn là nỗi xấu hổ của những người Bồ Đào Nha nhập cư tại Pháp nữa. Họ bắt đầu cảm thấy tự hào về đất nước, dù nó từng khiến họ phải tha phương.
Tại một siêu thị ở ngoại ô Champigny (Paris), nơi có nhiều người Bồ Đào Nha nhập cư sinh sống, anh David Dos Santos, 41 tuổi, tin rằng trận đấu đêm nay là thứ mà mọi người đều mong muốn. “Bất kỳ ai chiến thắng, cũng sẽ có một bữa tiệc quanh Quảng trường Elysees,” anh nói. Những người Bồ Đào Nha không quên quê hương, nhưng đã coi Pháp như ngôi nhà thứ hai của họ.
Dù rằng không phải ai cũng nghĩ thế. Nhiều người Bồ Đào Nha yêu bóng đá bắt đầu nói về một cuộc phục hận. Pháp đã thắng Bồ Đào Nha trong 10 trận đấu gần nhất giữa hai đội. Kể từ thất bại 0-2 vào năm 1975, người Bồ đã thua Pháp ở tất cả các giải đấu lớn. “Lần này, chúng tôi sẽ thay đổi lịch sử,” anh Zineira nói.
Bất kể việc Pháp mới là đội được đánh giá cao hơn Bồ Đào Nha, họ mạnh, có lực lượng hùng hậu và đã chơi ấn tượng hơn. Giống nước Pháp từng là miền đất hứa của những người Bồ Đào Nha năm xưa. Song, trái tim người Bồ Đào Nha luôn có một niềm tin mãnh liệt, vào cái gọi là đội tuyển Bồ Đào Nha.