"Tôi biết nhiều người ở Mỹ hoặc ai đó trong Nhà Trắng đang nói rằng chúng tôi có thể sử dụng (hệ thống tên lửa phóng nhiều lần do Mỹ sản xuất) để tấn công Nga. Nhưng chúng tôi không định làm điều đó”, ông nói.
"Chúng tôi không chiến đấu trên lãnh thổ của họ", ông nói, đồng thời bác bỏ các thông tin trước đó cho rằng Ukraine có thể sử dụng hệ thống tên lửa do Mỹ viện trợ để tấn công mục tiêu ở Nga, theo TASS.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 HIMARS. Ảnh: Creative Commons. |
Trước đó, vào ngày 31/5, Tổng thống Joe Biden xác nhận Mỹ sẽ gửi các hệ thống tên lửa tiên tiến hơn đến Ukraine để họ có thể nhắm vào những "mục tiêu quan trọng" trên chiến trường, sau thời gian chần chừ do lo ngại leo thang căng thẳng.
"Chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa và đạn dược tiên tiến hơn để giúp họ tấn công chính xác hơn mục tiêu quan trọng trên chiến trường Ukraine", ông Biden nói, theo New York Times. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ không đề cập rõ hệ thống tên lửa này là gì.
Trong khi đó, AFP dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ cho biết Washington sẽ gửi hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) cho Ukraine.
Chính quyền ông Biden vốn tỏ ra chần chừ trước những lời thúc giục viện trợ vũ khí từ Ukraine.
Hôm 30/5, Tổng thống Biden khẳng định Mỹ "sẽ không chuyển cho Ukraine những hệ thống pháo phản lực có thể vươn tới lãnh thổ Nga".
Sau tuyên bố này, ông Dmitry Medvedev, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, cho biết Washington đã có quyết định "hợp lý" khi không gửi hệ thống tên lửa cho Ukraine.