Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Trump liệu có chịu được nếu thiếu Twitter?

Tổng thống Mỹ từng nói ông sẽ không thể đạt vị trí bây giờ nếu không có Twitter. Viễn cảnh đó giờ đã thành hiện thực.

Zing lược dịch bài viết quan điểm của tác giả Charlie Warzel, New York Times.

Vào ngày 8/1, Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản của ông Trump. Theo công ty này, một trong những tweet dẫn tới quyết định là khi ông Trump thông báo sẽ không xuất hiện tại buổi lễ nhậm chức của ông Biden, và ngầm nói kết quả bầu cử năm 2020 không hợp lệ.

Nhiều năm qua, ông Trump sử dụng nền tảng này để phân phối những lời nói dối, thuyết âm mưu, rất nhiều tweet khuếch trương thuyết da trắng thượng đẳng và QAnon. Chúng bao gồm cả những nỗ lực khiêu khích cả Bắc Triều Tiên và Iran, kết luận của Twitter giống như Al Capone bị bắt giam vì tội trốn thuế.

donald trump bi xoa tai khoan twitter anh 1

Ông Trump nhiều lần khẳng định Twitter là kênh hữu hiệu nhất để giao tiếp trực tiếp với người dân Mỹ. Ảnh: New York Times.

Và kể cả như vậy, thì hậu quả đối với Trump là rất lớn.

"KOL" Donald Trump

Khá kỳ quặc khi chúng ta quan tâm đến việc một ông già 74 tuổi không thể vào ứng dụng mà ông ta hay dùng để ca thán. Tuy nhiên, thời kỳ giữ chức tổng thống của Trump, và thực tế là phần lớn sự nghiệp chính trị của ông ta, gần như gắn liền với nền tảng này.

Ông ta cứ tweet liên tục, và chúng ta thấy vui vẻ hoặc bất bình vì những dòng tweet. Dù sao, chúng cũng liên tục lên mặt báo. Tài khoản của ông Trump đã trở thành bộ mặt truyền thông của đất nước trong nửa thập kỷ.

Và giờ đây thì nó đã biến mất.

Câu hỏi bây giờ là việc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới tương lai của ông Trump? Một vị tổng thống nghiện sự giận dữ và chịu sự ảnh hưởng từ nền công nghiệp thu hút sự chú ý. Ông liệu có sống nổi nếu không có phương tiện số một của ông ta?

donald trump bi xoa tai khoan twitter anh 2

Là người dùng Twitter thường xuyên, nhưng dường như ảnh hưởng của ông Trump không bị gói gọn vào một nền tảng duy nhất. Ảnh: AFP.

Tôi nghĩ việc này tùy thuộc vào liệu chính bản thân ông Trump có phải là một nền tảng vững chắc như những mạng xã hội mà ông từng dùng. Tôi dành 4 năm qua để nghĩ về người đàn ông này như một người có sức ảnh hưởng trên mạng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi phải nghĩ ngược lại, liệu ông ta có bị nền tảng ảnh hưởng ngược hay không?

Nếu như ông Trump là một người có sức ảnh hưởng, những thông điệp của ông cũng chỉ có giới hạn. Những ý tưởng của ông sẽ phụ thuộc vào bản thân ông ta và cách ông ta chọn để truyền đạt nó.

Tuy nhiên, nếu như Trump trở thành một nền tảng, nó có nghĩa ông ta và những người ủng hộ đã tự xây dựng nên một hệ sinh thái mạnh mẽ và quyền lực tương tự những sản phẩm được xây dựng để kiềm chế nó.

Sự tương đồng của ông Trump và những nền tảng mạng xã hội

Vậy ông Trump chỉ là một KOL, hay đã trở thành một nền tảng?

Như mọi nền tảng khác, ông Trump đã tìm được cách kết nối những cộng đồng với rất ít sự tương đồng mà không cần nghĩ tới hậu quả lâu dài.

Giống như mọi nền tảng, càng dành thời gian cho nó, người ta càng tin tưởng vào nó hơn. Mỗi lần kêu gọi ủng hộ và mỗi dòng tweet đều cực đoan hơn trước đó, đẩy những người ủng hộ ông Trump xuống cái hố sâu hơn và khiến họ yêu quý, hoặc căm ghét ông hơn. Và cũng giống mọi nền tảng, người ta dành rất nhiều thời gian cho ông Trump. Ban ngày, ban đêm, mọi ngày trong tuần, người ta đều có thể dành sự chú ý cho Trump.

Thời gian và sự chú ý của bạn đã trở thành 2 yếu tố chính của "nền tảng Trump", khiến ông trở thành biểu tượng trong cuộc sống Mỹ.

Nếu như là một người quan sát nền công nghệ, bạn sẽ nhận thấy nền tảng Trump có những đặc điểm như xuất hiện bất chợt, được truyền thông chú ý, và có sức mạnh thay đổi thế giới dù ban đầu không mấy ai quan tâm. "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" cũng là câu khẩu hiệu bắt tai như "Làm thế giới mở và kết nối hơn" của Facebook.

Chúng ta vẫn đang né tránh câu hỏi khó: nếu như một nền tảng làm được điều mà nó đặt ra ban đầu, điều gì sẽ xảy ra?

donald trump bi xoa tai khoan twitter anh 3

Mọi nền tảng mạng xã hội đều hút lấy thời gian, sự chú ý của người dùng. Một số sử dụng dữ liệu như thứ "tiền tệ" để tồn tại, khiến chúng ta nhận ra mạng xã hội không hề miễn phí. Ảnh: Cnet.

Như mọi nền tảng khác, ban đầu chúng ta cho rằng những câu hỏi khó là không cần thiết, bởi dù sao chúng ta vẫn tự do sử dụng chúng. Dần dần, ta nhận ra rằng các nền tảng đều đòi hỏi một sự "đầu tư" vào chúng. Đó là dữ liệu, là sự chú ý của người dùng. Chỉ đến khi đã quá muộn, chúng ta mới nhận ra rằng chẳng có nền tảng nào là miễn phí. Chúng chỉ tỏ ra như vậy mà thôi.

Đến lúc đã muộn, người dùng mới nhận ra rằng thực ra ta đang trả cái giá khá đắt để sử dụng những nền tảng miễn phí.

Theo một cách truyền thống, nền tảng là bộ khung phần mềm để mọi người có thể phát triển phía trên. Với các mạng xã hội, chức năng cơ bản của chúng là kiếm một lượng người dùng nhất định, kết nối họ, và cho họ cách để tiếp cận nhiều người hơn. Những người gây ảnh hưởng và nhà sáng tạo sẽ cung cấp nội dung cho nền tảng, và đều phải tuân theo những quy định mà họ đặt ra.

Nếu không tuân theo các quy định của nền tảng, mọi người đều đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi sự chú ý của người dùng chỉ với một sự thay đổi thuật toán.

Có thể nói, tồn tại trên một nền tảng là một trải nghiệm rất bấp bênh. Chúng ta sẽ phải chờ đợi để xem liệu ông Trump có thực sự bị loại bỏ khỏi các nền tảng không, hay chính bản thân ông sẽ thành nền tảng để những người yêu thích phát triển.

Donald Trump Jr.: ‘Thế giới đang cười vào nước Mỹ’

Donald Trump Jr., con trai Tổng thống Trump đã công khai chỉ trích việc cha mình bị Twitter khóa tài khoản vĩnh viễn.

Nhật Minh

Theo New York Times

Bạn có thể quan tâm