Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Trầm Bê lại có chuyện ở Bình Chánh?

Nổi tiếng về tầm nhìn xa, khả năng nắm bắt cơ hội nhanh, nhưng đại gia Trầm Bê đang gặp rắc rối với một số doanh nghiệp mà doanh nhân này gắn bó từ lâu.

Cái hạn ở Bình Chánh

Khoảng 2 tuần qua, hàng loạt các nhà đầu tư (NĐT) của Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) đã đồng loạt bán ra hàng chục triệu cổ phiếu BCI. Cổ đông lớn nhất - Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC) - đã thoái toàn bộ 27,9% vốn, tương đương hơn 400 tỷ đồng khỏi BCI. Hai cổ đông nước ngoài lớn là Red River Holdings và Vietnam Infrastructure Strategic Ltd cũng đã bán hàng triệu cổ phiếu.

Các cổ đông lớn bán ra tổng cộng gần 1/3 số lượng cổ phiếu đang lưu hành của BCI, sau khi DN này công bố tình hình kinh doanh ảm đạm và kế hoạch kinh doanh đầy thất vọng.

Trong quý I/2015, BCI chứng kiến doanh thu sụt giảm gần 70% so với cùng kỳ. Hàng loạt các dự án của DN bị chậm so với kế hoạch, và kéo theo đó hàng tồn kho tăng vọt lên trên 2.100 tỷ đồng, chiếm 65% tổng tài sản của DN tính tới cuối năm vừa qua.

Tại ĐHCĐ 2015, BCI đã thay đổi phương thức chia 10% cổ tức 2013 từ tiền mặt sang phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu. BCI cũng chủ trương rút bớt vốn đầu tư vào chung cư cao tầng và có thể thoái vốn, chuyển nhượng cho các NĐT có nhu cầu, trong bối cảnh khoảng hơn 20 dự án của BCI đang gặp những vướng mắc và vi phạm pháp lý.

Đại gia Trầm Bê đang gặp rắc rối với một số doanh nghiệp mà doanh nhân này gắn bó từ lâu.

Đại gia Trầm Bê đang gặp rắc rối với một số doanh nghiệp mà doanh nhân này gắn bó từ lâu.

Từng là một DN hàng đầu với quỹ đất thuộc hàng lớn nhất tại TP HCM, BCI là điểm đến của các NĐT lớn trong và ngoài nước. Doanh nhân Trầm Bê cùng Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) và 3-4 quỹ đầu tư nước ngoài là những cái tên có mặt rất sớm trong DN.

Ông Trầm Bê hiện đang trực tiếp và gián tiếp nắm 16% quyền bỏ phiếu tại BCI. Doanh nhân này trực tiếp nắm 2,7 triệu cổ phiếu BCI, tương đương gần 3,1%. Trong khi đó, SouthernBank nắm giữ gần 13% cổ phần BCI. Gia đình ông Trầm Bê hiện chi phối SouthernBank với tỷ lệ sở hữu gần 19% cổ phần.

BCI hiện đang sở hữu hàng trăm ha đất lớn đầy tiềm năng, như tại Tân Tạo, Phong Phú… nhưng lợi thế này đã không được hiện thực hóa, do tốc độ triển khai ở gần như tất cả các dự án rất chậm. DN không theo được sự phục hồi chung trên thị trường. Đây có lẽ là cái vận hạn với doanh nhân giàu có Trầm Bê.

Vận đen còn dính với ông Trâm Bê ở lĩnh vực ngân hàng. Tình trạng nợ xấu cao, lợi nhuận thấp và sở hữu chéo tại SouthernBank là điều mà nhiều cổ đông nhắc đến gần đây.

Người chiến thắng cuối cùng?

Với nhiều người, kết quả kinh doanh của DN là chỉ số phản ánh mức độ thành công của doanh nhân, nhưng với ông Trầm Bê, chưa hẳn đã phải như vậy. Ông Trầm Bê sở hữu hàng loạt DN, hàng loạt dự án và nhiều NH, từ lĩnh vực nông nghiệp cho đến y tế, rồi BĐS, tài chính NH. Do vậy, mỗi đơn vị chỉ đại diện cho một mảnh ghép nhỏ trong hoạt động của đại gia này.

Trong khoảng 3 năm gần đây, ông Trầm Bê tập trung cho vụ sáp nhập SouthernBank vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Giữa tháng 7 vừa qua, ông Trầm Bê đã toại nguyện khi cổ đông cả 2 bên đã thông qua phương án sáp nhập.

Ván cờ hơn 3 năm thâu tóm xong Sacombank cho thấy những điều dường như không thể đã được ông Trầm Bê thực hiện một cách khá nhẹ nhàng.

Ván cờ hơn 3 năm thâu tóm xong Sacombank cho thấy những điều dường như không thể đã được ông Trầm Bê thực hiện một cách khá nhẹ nhàng.

Từ vị thế cổ đông lớn tại một NH nhỏ - SouthernBank, ông trùm trong lĩnh vực NH này đã tấn công vào NH thuộc tốp nhất nhì là Sacombank, và sắp trở thành cổ đông lớn nhất ở NH sau sáp nhập.

SouthernBank có hoạt động yếu kém hay không, nợ xấu có ít hay nhiều giờ có lẽ cũng không quá quan trọng. NH sau sáp nhập chắc chắn sẽ rất ấn tượng so với mặt bằng chung trên thị trường, từ quy mô cho tới các chỉ số hoạt động. Trong cuộc đua tới tốp 15 NH còn tồn tại sau tái cấu trúc, ông Trầm Bê có lẽ là người chiến thắng.

Cú thoái vốn của hàng loạt các NĐT lớn tại Đầu tư Xây dựng Bình Chánh là thông tin sốc với nhiều người. Tuy nhiên, với nhiều người lại có góc nhìn khác. Vài năm trước đây, BCI được đánh giá DN BĐS tiềm năng hàng đầu ở TP HCM. Hàng loạt các quỹ đầu tư lớn như Dragon Capital, VinaCapital hay Red River Holdings nhòm ngó. Nhưng cho tới nay, tất cả vẫn chỉ là tiềm năng. Giá cổ phiếu vẫn ở mức “quá bèo”.

Ý định bán đi các lợi thế của mình, sẵn sàng chuyển nhượng dự án và mở rộng kinh doanh sang một số lĩnh vực khác… cùng với kết quả kinh doanh yếu kém và kế hoạch lợi nhuận “quá thận trọng” là điều mà nhiều NĐT e ngại.

Mặc dù vậy, dưới con mắt của một số NĐT chứng khoán, BCI đang có giá hấp dẫn, còn thấp hơn cả giá trị sổ sách và ở rất xa so với tiềm năng. Việc cổ đông nhà nước HFIC thoái vốn gần 28% có thể sẽ giúp BCI tích cực hơn, và là món hời cho các cổ đông ở lại và những cổ đông mới.

Cho đến giờ, vẫn chưa rõ ai mua gom hơn 30% vốn của BCI, nhưng có một thực tế là giao dịch cổ phiếu này sôi đông hơn và giá cũng tăng khá mạnh, từ dưới 17.000 đồng/cp lên trên 21.000 đồng/cp trong vòng khoảng 2 tuần.

Ván cờ hơn 3 năm thâu tóm xong Sacombank cho thấy những điều dường như không thể đã được ông Trầm Bê thực hiện một cách khá nhẹ nhàng. Vận hành DN có thể chưa tốt nhưng mua bán M&A có lẽ là sở trường của đại gia này. Gần đây, báo chí quốc tế cho biết, ông Trầm Bê thu về khoản lợi nhuận lên tới 50 triệu USD (tương đương 1.000 tỷ đồng) nhờ chuyển nhượng khoản đầu tư tại Vallco Shopping Mall sau 5 năm nắm giữ.

'Gái rượu' trăm tỷ của đại gia Trầm Bê

Ái nữ Trầm Thuyết Kiều của đại gia Trầm Bê hiện là một trong những tiểu thư giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/252352/ong-tram-be-lai-co-chuyen-o-binh-chanh-.html

Theo H. Tú/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm