Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông chủ AVG lập lờ chuyện thu chi tiền bản quyền truyền hình

Ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đã trình bày về những gì mà AVG cho rằng việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá với VFF hoàn toàn vì quyền lợi người xem một cách rất... lòng vòng và khó hiểu.

Ông chủ AVG lập lờ chuyện thu chi tiền bản quyền truyền hình

Ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG) đã trình bày về những gì mà AVG cho rằng việc ký hợp đồng chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá với VFF hoàn toàn vì quyền lợi người xem một cách rất... lòng vòng và khó hiểu.

>> 'Bầu' Kiên thất bại trong cuộc chiến với VFF và AVG
>> 'Bầu' Kiên khiếu nại vụ bản quyền truyền hình

Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch AVG trong cuộc họp báo

Câu hỏi của phóng viên là: “Một CLB trong năm 2011 chỉ nhận được tiền bản quyền truyền hình là 90 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí mỗi năm mà họ bỏ ra khoảng 100 tỉ trở lên, nghĩa là tiền mà VFF trả cho mỗi CLB là rất thấp. So với quá khứ, 90 triệu đồng là nhiều, nhưng khi ký hợp đồng với VFF trên tinh thần vì quyền lợi bóng đá VN, ông và VFF có nghĩ rằng số tiền chia cho các CLB là quá ít không?”. Câu trả lời rất dài nhưng liên quan đến... đạo đức làm báo (!) và mặc dù chúng tôi đã ngắt lời nhưng ông Vũ vẫn không đi sâu vào bản chất câu hỏi như yêu cầu hay nói chính xác hơn là hoàn toàn né tránh.

"AVG là cả hệ thống truyền hình gần 2.000 tỉ đồng hiện đại nhất châu Á, chúng tôi không lạ gì ba cái trò mèo: Nào ai ủng hộ VPF nào"


Ông Phạm Nhật Vũ - Chủ tịch Công ty AVG

Một phóng viên khác hỏi: “Ông nói rất nhiều về việc lợi ích của người hâm mộ sẽ bị xâm hại khi các đài từ chối phát sóng trận đấu, nhưng thiết nghĩ đó chỉ là phần ngọn bởi nếu các đài khác không phát thì người xem sẽ phải mua đầu thu của AVG để xem thôi. Cái gốc ở đây chính là bản hợp đồng kéo dài 20 năm ảnh hưởng đến sự phát triển của bóng đá VN. Trên một bài báo mạng gần đây, có tới gần 90% độc giả phản đối AVG. Ông nghĩ vì sao độc giả lại phản đối như vậy?”. Đây là câu trả lời: “AVG là cả hệ thống truyền hình gần 2.000 tỉ đồng hiện đại nhất châu Á, chúng tôi không lạ gì ba cái trò mèo: Nào ai ủng hộ VPF nào! Người có lương tri thấp sẵn sàng làm trò đó. Tôi không tin vào trò mèo đó. Người của AVG thử rồi, lên báo nọ báo kia rồi, nói tôi ủng hộ AVG xem, 10 phát cũng tịt. Trò mèo đó hiện nay số đông chưa hiểu ra nhưng không qua mắt được nhiều người đâu!?” - một câu trả lời lòng vòng và khó hiểu.

Trước câu hỏi của báo Thanh niên: “Theo quy chế quản lý truyền hình trả tiền, đơn vị truyền dẫn không được sản xuất chương trình truyền hình. AVG là đơn vị truyền dẫn hay đài truyền hình?”, ông Vũ nói: “Đài truyền hình là khái niệm được quy định là cơ quan báo chí, tức báo hình. AVG là đơn vị có quyền truyền dẫn phát sóng, cung cấp dịch vụ và đương nhiên chúng tôi có quyền sản xuất chương trình. Tuy nhiên, chúng tôi không được quyền duyệt chương trình, do vậy AVG liên kết với các đơn vị kiểm duyệt nội dung như Đài Bình Dương, HTV Hà Nội”.

Phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi: “Ông Vũ tuyên bố chia 100% lợi nhuận từ thương quyền bóng đá trong 20 năm cho thể thao VN, trong đó có 20%/năm cho VFF. Ai giám sát việc AVG thu được bao nhiêu lợi nhuận, chia như thế nào? Người hâm mộ có thể tin vào điều đó ư?”. Câu trả lời như thách thức: “Tất cả các anh chị, toàn xã hội, ai muốn giám sát xin mời vào để giám sát từng xu, từng đồng chúng tôi thu, chi. Kinh doanh thì lấy gì để mà tin à? Người hâm mộ có thể tin không thì hỏi người hâm mộ”.

Hà Thanh

Theo Infornet

 

Hà Thanh

Theo Infornet

Bạn có thể quan tâm