Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Obama tái đắc cử bằng chiến thắng áp đảo

Với  303 số phiếu đại cử tri, Obama đã giành chiến thắng trước đối thủ Romney để bước tiếp nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2.

Obama tái đắc cử bằng chiến thắng áp đảo

Với  303 số phiếu đại cử tri, Obama đã giành chiến thắng trước đối thủ Romney để bước tiếp nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2.

Kết quả mới nhất do CNN công bố cho thấy, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã giành được ít nhất 303 phiếu đại cử tri, vượt 33 phiếu so với điều kiện cần thiết để trở thành người chèo lái nước Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo.

Với chiến thắng ở bang sinh tử Ohio của ông Obama, nước Mỹ sẽ không có tổng thống thứ 45 trong nhiệm kỳ 2012 – 2016. Đồng nghĩa với đó, người đại diện của đảng Dân chủ thêm một nhiệm kỳ nữa chèo lái nước Mỹ, dập tắt hoàn toàn những tia hy vọng nhen nhóm bên phía đảng Cộng hòa.

Dù được coi là cuộc đua tổng thống gắt gao nhất lịch sử nước Mỹ nhưng ứng viên Dân chủ Obama đã có màn bứt phá ngoạn mục vào phút cuối, bất chấp quãng thời gian khá dài bị đối thủ dẫn điểm. 

Các bang ông Obama giành chiến thắng: Illinois, Maine, Vermont, Massachusetts, Connecticut, Rhode Island, Maryland, Delaware, Michigan, New York, Pennsylvania, Washington, Oregon, California, New mexico, Ohio, Minnesota.

Các bang ông Romney giành chiến thắng: Oklahoma, Indiana, Kentucky, Tennessee, Tây Virginia, Nam Carolina, Alabama, Georgia, New Jersey, Tennessee, Alabama, Bắc Dakota, Nam Dakota, Wyoming, Nebraska, Kansas, Texas, Mississippi, Louisiana, Arizona, Utah, Idaho.

Các bang chưa kết thúc bỏ phiếu: Nevada, Colorado, Alaska, Florida, Virginia.

Giá tiền phiếu cử tri

Chi phí cho riêng cuộc chạy đua vào Nhà Trắng của 2 ứng viên tổng thống năm nay lên tới 2,5 tỷ USD, có nghĩa là khoảng 20 USD cho mỗi phiếu cử tri.

Theo Trung tâm phản ứng chính trị, cơ quan chuyên theo dõi vấn đề tài chính trong lĩnh vực chính trị, tổng chi phí cho cuộc tổng tuyển cử bầu tổng thống Mỹ năm nay cao kỷ lục: 5,8 tỷ USD. Riêng cuộc chạy đua giữa 2 ứng viên Tổng thống Obama và Romney là 2,5 tỷ USD, còn lại là chi cho Thượng viện, Hạ viện và các khoản khác. Như vậy, trung bình giá mỗi phiếu cử tri là khoảng 20 USD. So với cuộc tổng tuyển cử ở Anh năm 2010 (0,8 USD) và Canada năm 2011 (8 USD), giá phiếu bầu ở Mỹ cao hơn rất nhiều.

Ông Romney (phải) từng có những giờ phút dẫn điểm trước ông Obama.

Chi phí cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng lấy từ nhiều nguồn, bao gồm các quỹ của các ứng viên, tiền từ Ủy ban hành động chính trị Super PACs…. Nhóm Super PACs không làm việc trực tiếp với nhóm tranh cử của ông Obama hay ông Romney mà họ chi tiền vào quảng cáo trên truyền hình để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.

Nghi vấn gian lận

Trước đó, cuộc bầu cử "đắt đỏ" nhất nhì lịch sử Mỹ xuất hiện một vài yếu tố đáng ngờ khi 12.000 người dân nhận được tin nhắn tự động với nội dung sai lệch về giờ giấc đóng cửa các điểm bỏ phiếu.

Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu ở bang Indiana và Kentucky sẽ đóng cửa để kiểm phiếu vào 6h sáng nay (giờ Việt Nam) nhưng nội dung của hàng loạt tin nhắn kia cho thấy, thời hạn đóng của các điểm bỏ phiếu là 19h tối thứ tư, thay vì tối thứ ba như thường lệ.

Ajla Subasic, một tình nguyện viên hỗ trợ bầu cử cho biết: “Chúng tôi nhận được rất nhiều điện thoại và email hỏi về vụ việc trên. Chúng tôi phải gửi thông báo tới tất cả người dân sống trong khu vực để họ biết rằng, chỉ có thể bỏ phiếu tổng tuyển cử trong duy nhất ngày hôm nay.

Trước diễn biến này, Rick Kriseman, thành viên đảng Dân chủ Florida đặt ra nghi vấn gian lận đằng sau vụ việc trên. Tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng vụ việc là hồi chuông cảnh báo đối với các quan chức Mỹ đảm trách công tác giám sát bầu cử đắt đỏ nhất lịch sử nước Mỹ. Do các ứng viên tổng thống rượt đuổi khá sát sao nên một vài sai lầm nhỏ có thể gây ra những hậu quả lớn, mà người Mỹ sẽ rất khó khăn để sửa sai.

Trong khi đó, cuộc thăm dò mới nhất được CNN thực hiện cho thấy, có sự chênh lệnh rõ rệt giữa các ứng viên tổng thống Mỹ về những lĩnh vực khác nhau mà cử tri quan tâm. Về kinh tế, 50% số người được hỏi khẳng định, họ ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney trong khi chỉ 47% ủng hộ ông Obama. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi “ai làm bạn cảm kích hơn” thì 52% cho rằng đó là đương kim Tổng thống trong khi 44% nghĩ đó là Cựu Thống đốc bang Massachusetts.

Trong khi đó, đúng 7h sáng giờ Việt Nam, các điểm bỏ phiếu tại các bang quan trọng trong đó có 3 bang sinh tử là Virginia, Florida và New Hampshire. Một vài điểm bỏ phiếu ở Virginia có thể đóng cửa muộn hơn sau đó. Những bang còn lại bao gồm là  Vermont, South Carolina và Georgia.

Người dân thế giới mong ngóng kết quả

Không chỉ công dân Mỹ đang hồi hộp chờ đợi kết quả bầu cử, mà khắp nơi trên thế giới, người dân chờ tin người thắng cuộc.

 

Không khí nhộn nhịp chờ tin bầu cử Mỹ ở London (Anh).

Những người ủng hộ Đảng Dân chủ Mỹ sống ở Anh đang chờ đợi kết quả tại một quán bar ở Marylebone (Anh).

Bà nội Sarah Obama của Obama và một số người khác đang mong ngóng chiến thắng của ông Obama tại quê cha ông Obama ở Kenya.

Tại Pakistan, người dân phản ứng trước bầu cử Mỹ bằng cách biểu tình.

Ở Nga, người dân theo dõi bầu cử trên truyền hình.

Obama rơi lệ

Tại điểm dừng chân cuối cùng ở Des Moines, Iowa, nước mắt đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã rơi khi ông yêu cầu người dân giúp đỡ mình “hoàn tất những gì họ đã bắt đầu”.

Để mặc cho những giọt nước mắc tuôn rơi trên khuôn mặt, đương kim Tổng thống Obama kết thúc đầy xúc động chiến dịch vận động tranh cử của mình tại điểm dừng chân Des Moines, Iowa bằng lời kêu gọi người dân giúp ông kết thúc những gì mình đã bắt đầu 4 năm trước đó.

Obama rơi lệ.

Nói trong nước mắt trước đám đông khoảng 20.000 người đang chăm chú lắng nghe bất chấp cái lạnh thấu xương, đương kim Tổng thống Obama nhấn mạnh: “Chúng ta đã đạt được những tiến bộ thực sự trong vòng 4 năm qua. Nhưng chúng ta ở đây đêm nay vì còn cần nhiều việc phải làm. Chúng ta vẫn chưa thể hoàn tất chặng đường”.

Sau bài phát biểu tại Des Moines, Iowa, đương kim Tổng thống Obama vội vã trở về Chicago, nơi ông và những người thân cận sẽ sát cánh cùng nhau trong suốt cuộc bầu cử. Tính tới 18h30 tối nay (6h30 giờ Mỹ), hàng loạt các điểm bỏ phiếu đã bắt đầu mở cửa đón cử tri tới làm nghĩa vụ công dân.

Trong khi đó, nguồn tin Telegraph tại Kenya lúc 19h02 cho biết, một số người tại quốc gia châu Phi này đang theo dõi sát sao cuộc bầu cử qua Internet. Báo chí Kenya gọi ông Obama là “con trai của châu Phi” và “người con cả của chúng ta” để thể hiện sự ủng hộ cho tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.

Tại ngôi làng nơi tổ tiên ông Obama từng sinh sống, hàng trăm người đang chăm chú theo dõi sự kiện đặc biệt này qua truyền hình. Đại sứ quán Mỹ ở Nairobi, Thủ đô Kenya đã liên hệ với truyền hình địa phương nhằm giúp người dân có thể theo dõi trực tiếp cuộc bầu cử.

Trước đó, kết quả tạm thời sau những giờ phút bầu cử đầu tiên tại Dixville Notch và Hart's Location cho thấy đương kim Tổng thống Obama đang giành được số phiếu lớn hơn ứng viên Mitt Romney.

Trong 10 cử tri đầu tiên của thị trấn Dixville Notch, mỗi ứng viên đều được nhận 5 phiếu bầu.

Từ năm 1968 đến nay, Dixville Notch luôn là địa điểm bỏ phiếu đầu tiên của Mỹ. Các cử tri tại đây thường đi bầu ngay trong đêm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, 10 người đầu tiên của thị trấn nhỏ bé này ủng hộ đều cho 2 ứng viên Dân chủ và Cộng hòa.

Trong khi đó, một thị trấn nhỏ khác của tiểu bang New Hampshire là Hart's Location cũng nhanh chóng hoàn tất kết quả bỏ phiếu. Theo phỏng vấn của CNN, số người ủng hộ ông Obama ở thị trấn nhỏ này là 23 trong khi số người ủng hộ ông Romney chỉ là 9 người. Trên thực tế, số cử tri ít ỏi ở những thị trấn như Dixville Notch và Hart's Location không thể làm thay đổi kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ nhưng đây là nơi đầu tiên hoàn tất việc bầu cử.

Trong khi đó, không chỉ những người trong cuộc mà cả nước Mỹ sẽ có một đêm khó ngủ trong không khí bầu cử lan tới từng phòng khách mỗi nhà qua những chương trình cầu truyền hình trực tiếp từ khắp nước Mỹ.

Sự bám đuổi gắt gao giữa ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney và đương kim Tổng thống Barack Obama khiến kết quả bầu cử trở nên vô cùng khó đoán. Chính vì lẽ đó, cơ hội trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ tiếp theo vẫn chia đều cho mỗi người.

Trên thực tế, cuộc bầu cử năm nay của nước Mỹ có nhiều điểm khác biệt so với trước đó. Ngoài việc Tổng thống Obama làm nên lịch sử khi trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đi bỏ phiếu sớm, người dân ở nhiều khu vực bị bão Sandy tàn phá được chấp thuận bỏ phiếu qua email, nhằm giúp người dân có thêm thời gian để khắc phục hậu quả siêu bão.

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, cử tri Mỹ tại 3 bang bao gồm Maryland, Washington và Maine có thể hợp thức hóa hôn nhân đồng tính thông qua bầu cử (ngoài việc chọn lựa Đại cử tri, cử tri tham gia tổng tuyển cử Mỹ ngày 6/11/2012 còn bỏ phiếu bầu các chức danh thống đốc và nghị sĩ). Trước đó, chỉ các cơ quan lập pháp và tòa án có quyền hợp thức hóa hôn nhân đồng tính.

Video: 5 phiếu cử chi cho mỗi ứng viên Tổng thống tại Dixville Notch, New Hampshire.

 

Barack Obama sinh ngày 4/8/1961 tại Honolulu, Hawaii, Mỹ. Ông đã trải qua tuổi thơ vất vả và từng sống ở Indonesia trong giai đoạn 6 - 10 tuổi khi mẹ ông đi bước nữa rồi quay về Hawaii sống với ông bà ngoại.

Ông dấn thân vào nghiệp chính trị năm 1996, sau khi giành ghế trong thượng viện bang Illinois. Tháng 3/2004, trong cuộc bầu cử sơ bộ, ông giành chiến thắng và sau một đêm trở thành ngôi sao đang lên. 4 năm sau, Obama được đảng Dân chủ đề cử làm ứng viên tổng thống và đánh bại John McCain ngày 4/11/2008 để trở thành tổng thống thứ 44 của Mỹ.

 

Mitt Romney sinh ngày 12/3/1947 trong một gia đình giàu có. Ông từng học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh theo chương trình liên kết đào tạo 4 năm của Trường Luật Harvard và Trường Kinh doanh Harvard.

Năm 2002, ông được bầu làm Thống đốc tiểu bang Massachusetts. Tháng 6/2012, sau chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Texas, Mitt Romney trở thành ứng viên tổng thống duy nhất của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Theo dòng sự kiện:

Bầu cử Mỹ khép lại: Kẻ khóc người cười

Obama chi bao nhiêu tiền để có ghế tổng thống?

Obama chuẩn bị phát biểu mừng chiến thắng lịch sử

Khoảnh khắc mừng chiến thắng của các tổng thống Mỹ

Đồng minh lẫn đối thủ trông đợi gì ở tân tổng thống Mỹ?

Những điểm bỏ phiếu 'lạ lùng' nhất bầu cử Mỹ

Bà nội Obama làm gì cho cháu trong ngày bầu cử?

Dân Mỹ thức đêm đi bầu tổng thống

Phi hành gia Mỹ bầu cử từ ngoài không gian thế nào?

So sánh thuở hàn vi của Obama và Romney

'Cỗ máy bầu cử' Mỹ có thể cho ra kết quả sai? 

Nỗ lực cuối cùng của 2 ứng viên tổng thống trước giờ G

Văn phòng tranh cử của Obama bị mất trộm

Cử tri gốc Việt tại Houston đi bầu cử sớm

'Mổ xẻ' Obama - Romney trước giờ quyết đấu

10 lý do ASEAN muốn Obama làm tổng thống

Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?

99 tuổi mới bỏ phiếu lần đầu tiên

Vui nhộn như bầu cử tổng thống Mỹ


Hồng Duy - Bình An

Theo Infonet

Hồng Duy - Bình An

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm