Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Obama đối mặt nguy cơ tranh chấp thương mại với Trung Quốc

Một số nhà quan sát nhận định tổng thống Mỹ đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc từ chối hay công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường.

Bắc Kinh đang yêu cầu chính quyền của Tổng thống Obama đối xử với Trung Quốc như một “nền kinh tế thị trường”, một động thái có thể dẫn đến việc đánh thuế thấp hơn vào một số lĩnh vực xuất khẩu gây tranh cãi của Trung Quốc như thép, AFP đưa tin.

Vấn đề này xuất hiện trong chiến dịch tranh cử năm 2016 vào hôm 2/4, khi bà Hillary Clinton thách thức Nhà Trắng phủ nhận yêu cầu của Trung Quốc.

s anh 1
Hillary phản đối việc Mỹ chấp nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường. Ảnh: Reuters

"Quan điểm của tôi về vấn đề này khá rõ ràng, tôi sẽ nhắc lại một lần nữa và hy vọng báo chí viết về nó để mọi người trong chính quyền có thể biết rằng tôi kịch liệt chống lại động thái coi Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường", bà Clinton nói với những công nhân ngành thép ở bang Kentucky, Mỹ 

"Họ không tuân theo các quy tắc và chơi đúng luật", bà nói và cáo buộc rằng từ lâu, quốc gia đông dân nhất thế giới đã làm tổn thương các doanh nghiệp và việc làm của Mỹ bằng việc bán phá giá hàng hoá trên thị trường.

Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc và cố gắng chống lại những phản ứng từ phía Mỹ và châu Âu.

Hiện tại, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang mở một mặt trận mới, thách thức những bất lợi mà các thuế suất của Mỹ và châu Âu gây ra cho những nền kinh tế phi thị trường bị nghi ngờ bán hàng phá giá.

Bắc Kinh lập luận rằng thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 của họ yêu cầu Mỹ phải thay đổi cung cách đối xử với Trung Quốc từ ngày 11/12 tới.

"Chúng tôi cho rằng tất cả thành viên của WTO phải thực hiện nghĩa vụ hiệp ước đúng thời gian, không sai lệch hoặc trì hoãn thực hiện", Zhu Hai Quan, một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc ở thành phố Washington nói.

'Cứng' và 'rắn'

s anh 2
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc gặp song phương hôm 31/3. Ảnh: AFP

Ít đối tác thương mại cho rằng Trung Quốc có nền kinh tế thị trường hoàn thiện. Tuy nhiên, số đối tác muốn chọn một cuộc chiến với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới còn ít hơn.

Những quốc gia nhỏ hơn như New Zealand và Singapore đã coi Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trước thời điểm khủng hoảng hồi tháng 12.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Obama khẳng định phán quyết của họ có chức năng gần như tư pháp dựa trên các tiêu chí đã được thành lập của Bộ Thương mại Mỹ.

“Không có điều gì trong giao thức gia nhập của Trung Quốc yêu cầu các thành viên của WTO thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường vào cuối năm nay”, một quan chức tại Bộ Thương mại nói với AFP.

Điều này là mầm mống của những nguy cơ có thể xảy ra trong chuyến đi vào tháng 9 của Tổng thống Obama tới thành phố Hàng Châu, Trung Quốc để dự cuộc họp của G20. Đây có thể là chuyến công du cuối cùng của ông đến Trung Quốc và là một trong những cuộc họp cuối cùng của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình.

s anh 3
Tổng thống Mỹ đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Ảnh: Reuters

Và thậm chí nếu ông chủ Nhà Trắng tránh một tranh cãi công khai, ông phải đối mặt với viễn cảnh một cuộc tranh chấp thương mại với Trung Quốc trong suốt những tháng cuối cùng tại nhiệm.

Hufbauer dự đoán, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ trừng phạt nền kinh tế lớn nhất thế giới bằng cách "thay thế hàng hoá có nguồn gốc từ Mỹ bằng các nguồn thân thiện hơn".

Tình trạng này có thể là một lời mỉa mai cay đắng đối với Obama, một lần nữa phá hoại nỗ lực kéo dài suốt nhiệm kỳ tổng thống nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc và chính sách ngoại giao của Mỹ trong việc đổi trục, tránh xa Trung Đông và hướng tới châu Á.

Đối với ông chủ Nhà Trắng, vấn đề này có thể khó khăn hơn trong bối cảnh cuộc tranh cử tổng thống 2016.

Sự phản đối của bà Clinton đối với TPP khiến nhiều người lo ngại cho tương lai của thành tựu mà Obama đã đạt được. Thành tựu của ông là đối trọng với ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực.

Trong khi đó, các ứng cử viên của đảng Cộng hoà như Donald Trump thường chỉ vào 368 tỷ USD thâm hụt thương mại với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là bằng chứng chứng tỏ người Mỹ đang bị lừa dối.

Trump đã bỏ rơi câu thần chú tự do thương mại của đảng Cộng hoà mà khiêu khích nói: “Chúng ta không thể tiếp tục cho phép Trung Quốc ‘cưỡng bức’ Mỹ”.

Erin Ennis, phó chủ tịch cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung, từng nói rằng Mỹ cần tuân thủ các cam kết của WTO đối với Trung Quốc. Nhưng nói chung các biện pháp chống bán phá giá vẫn phải được thiết lập.

Tuy nhiên, cả Trump và Clinton đều có thể sẽ tiếp tục gây sức ép với vấn đề này khi họ tiếp tục chạy đua cho chiếc ghế tổng thống.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm